
Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề “Dòng chảy di sản”, được UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức từ ngày 24 đến 30-11-2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình với nhiều hoạt động hấp dẫn, nhằm quảng bá những giá trị tinh hoa lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư. Thông tin này được công bố tại cuộc họp báo diễn ra sáng nay (30/10), tại Hà Nội.
"Game hóa" di sản là quá trình biến đổi những yếu tố của di sản văn hóa thành trò chơi, từ đó mang lại những trải nghiệm du lịch và giải trí độc đáo dành cho du khách. Tại Việt Nam, xu hướng này đang ngày càng phổ biến khi xuất hiện nhiều dự án game hóa di sản nổi bật, cũng như sự lồng ghép hiệu quả giữa các hoạt động du lịch và giáo dục, mang đến nhiều chương trình hấp dẫn cho du khách, đặc biệt là những bạn trẻ. Tham gia tour“Hành trình di sản hào khí 5 cửa ô”do Pac- một đơn vị tổ chức sự kiện thực hiện, thông qua ứng dụng Outing app, các bạn học sinh Trường Quốc tế Anh Việt BVIS Hà Nội đã có những trải nghiệm thú vị khi vừa chơi, vừa khám phá cũng như tìm hiểu những di tích lịch sử quan trọng của thủ đô.
Trong chương trình trước, chúng tôi đã nói về việc trùng tu, sửa chữa các di sản, di tích nhưng không làm mất tính nguyên bản quả là câu chuyện rất khó, kéo dài nhiều năm qua. Trong chương trình trước về những vấn đề liên quan đến ý kiến của dư luận về di sản, di tích sau trùng tu, tôn tạo; những vấn đề cần quan tâm trong công tác trùng tu, bảo tồn di sản. Nguồn lực đầu tư quá ít ỏi, khan hiếm nguyên vật liệu thay thế và thiếu những người thợ tay nghề cao… là những trở ngại lớn trong công tác trùng tu, tôn tạo di sản, di tích không riêng ở mảnh đất cố đô Huế.
Hàng trăm di tích, di sản ở thành phố Huế đều có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, thường xuyên chịu tác động dữ dội của thời tiết, thiên tai, chiến tranh… nên đa phần đã xuống cấp nghiêm trọng. Làm thế nào để trùng tu, sửa chữa nhưng không làm mất tính nguyên bản của di sản, quả là câu chuyện rất khó, kéo dài nhiều năm qua.
Việc 3 món ăn nổi tiếng là phở Hà Nội, phở Nam Định và mỳ Quảng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Quyết định này có ý nghĩa như thế nào đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản những món ngon nổi tiếng của đất nước ta? Cần tôn vinh và gìn giữ thêm những hương vị ẩm thực truyền thống nào khác của dân tộc trong thời gian tới? Phải làm gì để ẩm thực Việt trở thành thương hiệu quốc gia và có vị thế xứng đáng hơn trên bản đồ ẩm thực thế giới? Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam và nhà văn, chuyên gia truyền thông Trang Hạ cùng bàn luận câu chuyện này.
Ứng dụng hỗ trợ người nộp thuế trên nền tảng thiết bị di động (eTax Mobile) – Tiện ích và những điều cần lưu ý.- Nghệ sĩ ở Gaza: đứng lên từ đổ nát.- Thừa Thiên Huế - Xây dựng điểm đến di sản không rác thải nhựa.
Các tổ chức, doanh nghiệp và các điểm di tích tại Huế đang tích cực giảm rác thải nhựa trong hoạt động du lịch. Đây là một trong những hoạt động thiết thực xây dựng Huế trở thành thành phố xanh - sạch - sáng.
Là một nhà lý luận có trí tuệ mẫn tiệp, đầy bản lĩnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sự hiện thân của hoà bình và tiến bộ, cùng với đất nước Việt Nam góp phần xây dựng một thế giới tiến bộ, văn minh và đạo đức. PGS.TS Vũ Minh Khương – Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu – Đại học Quốc gia Singapore chia sẻ: Cuộc đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương, là bài học để xây dựng lòng tin, quyết thắng, cũng như niềm tin vào tương lai phát triển bền vững đất nước; tiếp tục xây dựng đội ngũ thế hệ trẻ, những nhà lãnh đạo tương lai có tâm với đất nước, có tầm về trí tuệ.
Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009, sau hơn 20 năm thực hiện đã có đóng góp quan trọng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn và những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa. Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển mới của hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thảo luận và cho ý kiến vào về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15 vừa qua; quyền sở hữu và các quyền liên quan tới di sản văn hóa; Các chính sách phát triển di sản văn hóa; Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản và Qũy bảo tồn di sản văn hóa là những vấn đề được các đại biểu quan tâm.
Nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò chính thức ra mắt trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản”. Trưng bày mang tới những góc nhìn chân thực, giúp người xem khám phá lịch sử các di tích quen thuộc tại Thủ đô.
Đang phát
Live