Người dân và khách du lịch có thể tham gia loạt sự kiện văn hoá, du lịch hấp dẫn được tổ chức tại nhiều địa phương của tỉnh Quảng Ninh trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Trên thế giới, phát triển công nghiệp văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, là xu thế và dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành công nghiệp văn hóa trở thành sức mạnh mềm quốc gia. Đây là chia sẻ của ông Choi Seung Jin - Giám đốc Trung tâm Văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam với VOV nhân dịp Tết đến Xuân về. Ngoài câu chuyện phát triển văn hóa, ông Choi Seung Jin cũng trò chuyện về các giá trị độc đáo trong Tết cổ truyền, văn hóa Hàn Quốc vốn được các bạn trẻ Việt Nam vô cùng yêu mến.
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp văn hóa.- Câu chuyện Ngư dân rộn ràng cập bờ đón Tết.
Không khí xuân đang tràn ngập trong từng ngõ xóm, thôn bản, khu phố, trong từng gia đình người Việt Nam. Nhà nhà đang chuẩn bị đón Tết, đón một năm mới hứa hẹn nhiều niềm vui mới. Để ngày xuân thêm bình yên, tươi vui, ở nhiều khu phố, ngõ thôn, người dân đã vệ sinh sạch sẽ từ nhiều ngày trước. Không những thế, để đón Tết trong không khí bình an, ấm cúng bà con còn bàn nhau làm thế nào giữ gìn thật tốt an ninh trật tự. Những hoạt động này ở nhiều nơi được tiến hành khá thường xuyên và dường như là vào dịp Tết đến, xuân về, công tác này càng được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. Đây cũng chính là những hoạt động thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2021 - 2026 theo Quyết định 2214 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Sáng nay (4/2), tại Quảng trường 10/3, Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk và UBND Thành phố Buôn Ma Thuột phối hợp tổ chức Khai mạc hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng thành phố Buôn Ma Thuột và Triển lãm ảnh nghệ thuật, thư pháp chào Xuân Giáp Thìn 2024.
Biến thể phụ JN.1 và những lưu ý trong công tác phòng chống dịch dịp Tết.- Hoạt động âm nhạc quốc tế nổi bật trong tuần.- Nét văn hóa truyền thống trong Tết Việt và xu hướng của người trẻ trong việc tham gia tích cực vào các nghi lễ truyền thống.- Cô giáo trẻ người dân tộc Thái ở Điện Biên – nỗ lực không ngừng trong lao động, trở thành tấm gương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.
Từ khi còn niên thiếu, Nghệ nhân A Lip, (dân tộc Ba Na, thôn Groi, xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã biết đánh chiêng, làm đàn, tạc tượng gỗ và chỉnh chiêng. Nay tuổi đã xế chiều, ông vẫn từng ngày nỗ lực truyền dạy cồng chiêng, âm nhạc dân gian cho thế hệ trẻ. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn di sản cồng chiêng, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ba Na.
Trước đây vì trồng trọt theo phương thức cũ, manh mún, nhỏ lẻ nên sản lượng cây mía trên địa bàn các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai không cao. Nay đồng bào dân tộc thiểu số vùng này đã từng bước tiếp cận công nghệ tiên tiến, áp dụng mô hình sản xuất khép kín theo mô hình cánh đồng mía mẫu lớn cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Hoàng Qui, PV Đài TNVN thường trú Tây Nguyên có bài “Bà con Ba Na đón mùa mía ngọt từ cánh đồng lớn”.
Nhà Rông là một biểu tượng linh liêng, độc đáo của nhiều dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên. Để Nhà Rông truyền thống mãi trường tồn cùng thời gian, cùng với sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương còn có vai trò rất quan trọng của các nghệ nhân trong cộng đồng.
Tại xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức bế mạc lớp tập huấn và ra mắt mô hình câu lạc bộ văn hóa truyền thống dân tộc Tày, Nùng, Mường xã Ea Kao.
Đang phát
Live