“Ông trùm phim kinh dị” Quang Tuấn, với những nỗ lực để không bị “một màu”.- Sa Pa-Lào Cai: Du lịch cộng đồng hút khách từ việc gắn với trải nghiệm văn hóa của đồng bào.
Chiều nay (28/12), tại xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức lễ ra mắt câu lạc bộ và tổng kết lớp hướng dân truyền dạy văn hóa dân gian dân tộc Thái.
- Phản bác các luận điệu sai trái về nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng - Sơn La làm gì để phát huy sức mạnh nền văn hóa - Thử thách tiêu tiền mặt, không mua sắm - Các xu hướng độc lạ của giới trẻ Hàn Quốc để tiết kiệm chi tiêu
Là một trong những dân tộc ít người sinh sống ở Quản Bạ - Hà Giang, từ lâu đời, bà con dân tộc Bố Y nơi đây vẫn giữ được trang phục truyền thống của mình. Trong đó, trang phục của phụ nữ Bố Y được nhiều người ca ngợi về sự đặc sắc, duyên dáng và thanh lịch.
Từ bao đời nay, cồng chiêng đã gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Bình Định. Các thế hệ người dân nơi đây đã cố gắng lưu truyền tiếng cồng, tiếng chiêng, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Chính quyền địa phương đã lồng ghép nhiều chương trình giúp đồng bào các dân tộc thiểu số lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào mình, trong đó có cồng chiêng.
Tỉnh miền núi Sơn La có 12 dân tộc anh em chung sống; trong đó, đồng bào Thái đông nhất, chiếm hơn một nửa dân số của tỉnh. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài trên mảnh đất ở miền Tây Bắc này, đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa đặc sắc. Nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc ấy, những năm qua, các thế hệ người có uy tín, người am hiểu văn hóa Thái ở Sơn La đã nỗ lực tiếp lửa, trao truyền. Để rồi, khi những giá trị văn hóa ấy được giữ gìn và phát huy không chỉ giúp cho đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng ngày một phong phú, đa dạng, mà còn góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xác định không có môi trường nào để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt hơn chính ở không gian văn hóa của mỗi dân tộc. Từ lẽ đó, không chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu và việc sưu tầm, bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hoá truyền thống bằng sự đầu tư của Nhà nước, những năm qua, Sơn La đã quan tâm xây dựng và phát huy phong trào văn nghệ quần chúng. Đến nay, địa phương này đã có hơn 3.300 đội văn nghệ ở khắp các thôn, bản, tổ dân phố – là một trong những địa phương có nhiều đội văn nghệ quần chúng nhất cả nước. Mỗi năm, Sơn La đều trích hàng tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng ở cơ sở; nhiều địa phương trong tỉnh cũng ban hành những chủ trương với cách làm sáng tạo, hiệu quả. Những nỗ lực này đã, đang góp phần tăng sức mạnh nội sinh và hồn cốt của dân tộc, của quốc gia, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần nhấn mạnh “Văn hóa còn thì dân tộc còn”, “Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc, nên mất văn hóa là mất dân tộc”... Loạt bài “Sơn La làm gì để phát huy sức mạnh nền văn hoá?” của nhóm PV VOV Tây Bắc đề cập nội dung này. Trong chương trình hôm nay là bài thứ nhất với nhan đề “Giữ ‘hồn cốt’ dân tộc bằng phong trào quần chúng” mời quý vị và các bạn cùng nghe
Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. A Lưới luôn giữ trong mình nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình 1719), huyện A Lưới đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về Phát triển các Ngành công nghiệp Văn hóa Việt Nam diễn ra vào sáng nay 22/12 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, để công nghiệp văn hóa nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy, đến hành động để đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sáng tạo, bản sắc, độc đáo chuyên nghiệp, cạnh tranh. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành trong cả nước.
Sáng nay, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố cùng các bộ ngành liên quan do Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Sự kiện thể hiện vai trò, tầm quan trọng trong định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam - được ví như “Hội nghị Diên Hồng” để hiến kế phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong tương lai. Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhấn mạnh, các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển công nghiệp văn hóa trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đã yêu cầu Chính phủ quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa; đặc biệt là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có thế mạnh của Việt Nam.
Đang phát
Live