
Dự thảo quy định chứng chỉ hành nghề của nhà giáo: Liệu có tăng thêm gánh nặng cho giáo viên?- Hành trình lan tỏa văn hóa đọc đến các buôn làng vùng sâu, vùng xa ở Đắk Lắk.- Chị Nguyễn Thị Hà, Kiến Thụy, Hải Phòng: Từ cô sinh viên bỏ học giữa chừng vì hoàn cảnh khó khăn trở thành nông dân xuất sắc.
Giải mã sức hút của hiện tượng Thích Minh Tuệ- Những kho tàng “sống” về văn hóa dân gian- Phạm Tuân và những câu chuyện về dự án “viethoiky.com-nơi lưu giữ ký ức cho người cao tuổi”
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, 95% số vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện. Điều này cho thấy, ý thức của người tham gia giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, việc xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông của mỗi người sẽ góp phần hạn chế ùn tắc, tiến tới giảm thiểu tai nạn giao thông. “Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn” cũng là 1 trong 3 mục tiêu của Năm An toàn giao thông 2024 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. TS Nguyễn Kim Dung, giảng viên Khoa Quản lý Nhà nước, Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải cùng bàn luận câu chuyện này.
Một trong những vấn đề đáng quan tâm để hiệu quả khai thác các thiết chế văn hoá thể thao hiện nay chính là hợp tác công tư. Luật đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) chỉ được áp dụng cho một số lĩnh vực. Riêng thể dục - thể thao, văn hóa... không nằm trong diện điều chỉnh của luật. Trên thực tế, nội dung liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp và đơn vị quản lý tài sản công được đề cập trong Nghị định 151/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Tuy nhiên Nghị định này cũng đang khiến nhiều thiết chế văn hoá, thể thao rơi vào tình cảnh lãng phí dù được đầu tư nguồn vốn lớn.
Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động học tập và làm theo đạo đức, phong cách, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; Triển khai thực hiện Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về: Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới và Hướng tới Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều nay tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn với chủ đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hoá kinh doanh”.
Hoàn thiện thể chế, chính sách để huy động tối đa nguồn lực phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao là một trong nhiều giải pháp được các đại biểu kiến nghị tại Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề "Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" diễn ra hôm nay (12/5) tại Quảng Ninh. Dự Hội thảo có các đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội; Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Trần Hồng Hà, Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ cùng nhiều Lãnh đạo Quốc hội, Bộ, ngành Trung ương.
Kiểm tra kiểm soát, ngăn nguy cơ ngộ độc thực phẩm đang gia tăng- Xưởng phim hoạt hình Nhật Bản khơi dậy tài năng của các nghệ sĩ tự kỷ- Chia sẻ của PGS.TS trẻ Lê Thanh Long 35 tuổi – Phó Trưởng phòng Công tác Sinh viên, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) về niềm đam mê với khoa học mang tính đổi mới, sáng tạo
Ngày 3/5 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 7, thảo luận, cho ý kiến vào Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Dự phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực để thực hiện Chương trình, đảm bảo việc huy động, quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực đúng trọng tâm, trọng điểm.
Sáng nay, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 7 để thẩm tra dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Các đại biểu đề nghị quy định cụ thể trong dự thảo Luật về việc hình thành Quỹ bảo tồn di sản văn hóa.
Tiếng cồng chiêng rộn ràng, nhịp múa xoang uyển chuyển hoà cùng giọng ca đậm chất núi rừng, các món ăn hấp dẫn, lạ miệng... là những điểm nhấn níu chân du khách khi đến với Đắk Lắk trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Đang phát
Live