
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Một tấm gương “Hiến dâng và kiên cường”- Tổng Bí thư luôn trăn trở với chấn hưng, phát triển nền văn hoá Việt Nam- Ai chịu trách nhiệm về an toàn điện sau công tơ?
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: "Đảng ta khẳng định: Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hoá là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh". Đó cũng chính là cách mà Tổng Bí thư luôn thực hiện trong suốt quá trình công tác của ông, từ đường lối đối ngoại đến phát triển kinh tế và ngay cả với lối sống hằng ngày của ông là xây dựng con người có nhân cách và môi trường văn hoá.
Cuối tháng 11/2021, trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc tại thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại lời của tiền nhân: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”, văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc nên mất văn hóa là mất dân tộc. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế luôn khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư, nỗ lực bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản, sớm đưa địa phương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Việt Nam và cơ hội trở thành trung tâm bán dẫn toàn cầu- Nhật Bản: Độc đáo khuôn mặt robot được phủ da làm từ tế bào người- Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ bảo tồn văn hóa dân tộc ở Lai Châu
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng là định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều dự án để xây dựng không gian văn hóa - sáng tạo - hữu nghị mang tính cộng đồng, cải thiện môi trường sống, phát huy giá trị di sản trà sen Tây Hồ, để từ đó phát triển công nghiệp văn hóa. Cần làm gì để nâng tầm trà sen Tây Hồ thành di sản văn hóa tiêu biểu của Thủ đô? Phóng viên Bích Ngọc mời quý vị thính giả nghe bài 2 trong tác phẩm Trà ướp sen Tây Hồ: Lắng đọng “chất” Hà Thành với tựa đề: “Vượt thách thức, đưa hương trà sen Tây Hồ bay xa.”
Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009, sau hơn 20 năm thực hiện đã có đóng góp quan trọng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn và những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa. Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển mới của hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thảo luận và cho ý kiến vào về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15 vừa qua; quyền sở hữu và các quyền liên quan tới di sản văn hóa; Các chính sách phát triển di sản văn hóa; Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản và Qũy bảo tồn di sản văn hóa là những vấn đề được các đại biểu quan tâm.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27- 29/9 tại tỉnh Ninh Thuận với sự tham gia của 9 tỉnh, thành phố có đông bào Chăm sinh sống. Các hoạt động tại Ngày hội góp phần tôn vinh, giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm tới bạn bè trong nước và quốc tế. Hiện Ninh Thuận đang tất bật chuẩn bị cho ngày hội.
Tối 2/7, tại Thủ đô Moscow diễn ra Lễ khai mạc “Ngày Văn hóa Việt Nam tại Nga năm 2024”. Buổi lễ do Bộ Văn hóa Liên bang Nga, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và ROSCONCERT- đơn vị chuyên tổ chức các sự kiện văn hóa và nghệ thuật tại Nga, phối hợp tổ chức.
Sau gần 9 tháng, cuộc xung đột Ixraen- Hamas không chỉ khiến gần 38.000 người Palestine thiệt mạng, hàng trăm nghìn người bị thương mà còn phá hủy hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa ở Gaza. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, cuộc chiến kéo dài nhiều tháng qua khiến nhiều di tích mang giá trị văn hóa ở Gaza có nguy cơ mất đi mà không thể phục hồi lại được.
Đang phát
Live