Thanh Hoá đang bị chững lại trong thu hút đầu tư mà nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất sạch. Vậy tại sao một tỉnh dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư FDI lại có thể dễ dàng “hụt hơi”, đánh mất vị thế như vậy? Con số gần 12 nghìn tỷ đồng vừa được tỉnh này chỉ ra, liệu có thể lấy lại sức hút, đón “đại bàng” đến làm tổ?
Sáng nay tại Thanh Hóa diễn ra lễ kỷ niệm 1775 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (ngày 22-2-248, Mậu Thìn - 22-2-2023, Quý Mão) và lễ đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu.
Cuối năm 2022 dự án nâng cấp, cải tạo tuyến tỉnh lộ 505 tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá được khởi công, người dân địa phương vui mừng phấn khởi vì “con đường đau khổ” này sẽ được thay thế bằng con đường mới. Thế nhưng, ngay sau ngày khởi công với “trống giong cờ mở” thì đến thời điểm này dự án vẫn chưa thể thi công do nhiều vướng mắc.
6 tháng qua, tại gói thầu XL3, thuộc Dự án cao tốc Bắc-Nam, đoạn Quốc lộ 45-Nghi Sơn (địa bàn tỉnh Thanh Hoá) xảy ra tình trạng thiếu vật liệu đất đắp, thi công cầm chừng, chậm tiến độ. Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá lại cho rằng, không có tình trạng thiếu vật liệu đất đắp, việc chậm tiến độ là do nhà thầu thi công và Ban quản lý dự án.
Thực hiện việc lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đồng loạt các ngành, các địa phương trên địa bàn Thanh Hoá đã xây dựng kế hoạch, tuyên truyền rộng rãi trong Nhân dân và tổ chức hội nghị lấy ý kiến. Do đó, đã nhận được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân.
Liên quan đến hàng loạt sai phạm về đất đai, trật tự xây dựng, vi phạm trong công tác quản lý nhà nước, xảy ra tại 05 dự án khu vực nút giao đại lộ Võ Nguyên Giáp và đường CSEDP (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá), nguyên Giám đốc, nguyên Phó Giám đốc và hàng loạt cán bộ, chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá “xin rút kinh nghiệm”.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 2 diễn ra sáng nay, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hó Đỗ Minh Tuấn đề nghị các ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn về nguồn cung vật liệu, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Gắn “mác” đào tạo chất lượng cao và được hưởng nhiều ưu đãi, 4 năm qua hơn 200 học sinh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (có số điểm thi tốt nghiệp TPPT cao kịch trần) đã tự tin, tự hào, và hãnh diện khi được tuyển dụng vào cái gọi là “đề án” đào tạo chất lượng cao trình độ đại học của Trường Đại học Hồng đức (tỉnh Thanh Hoá). Những tưởng ra trường được địa phương tuyển dụng làm việc, các em đã từ bỏ nhiều cơ hội để đến với đề án chất lượng cao này. Thế nhưng, khi ra trường phụ huynh, học sinh và cả dư luận té ngửa vì không xin được việc làm.
Những ngày qua, đông đảo người dân thôn Vạn Thành, xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã ngày đêm túc trực, canh gác, chặn đoàn xe chở đất làm cao tốc Bắc Nam đi qua địa phương này, khiến các đơn vị thi công phải dừng vận chuyển vật liệu, ảnh hưởng đến tiến độ thi công tuyến cao tốc Bắc – Nam.
Một sự việc hy hữu vừa xảy ra tại TP Thanh Hoá, đó là vụ mất tài liệu tại Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa. Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, tài liệu bị mất là do chị Lê Thùy Linh, cán bộ văn thư của ban này đã lấy và bán phế liệu cho một người ở phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa) với giá 9 triệu đồng. Hiện số hồ sơ, tài liệu này đã được cơ quan Công an thu hồi. Từ vụ việc này, gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác văn thư, lưu trữ. Câu chuyện tưởng là nhỏ, nhưng lại không hề nhỏ. Tiến sĩ Nguyễn Liên Hương, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ và Quản trị Văn phòng, Đại học KHXH và Nhân văn, (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live