Hàng trăm kg mỡ động vật bẩn không rõ nguồn gốc chỉ có giá 8 nghìn đồng/kg, hàng tấn nội tạng bốc mùi được vận chuyển vào nội địa để chế biến, tiêu thụ. Gà thải loại được nhúng hóa chất để thành gà đồi, chân gà hết hạn, thịt bò, lợn ôi thiu được “hô biến” thành đặc sản tại các quán nhậu... đã liên tục được các cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ trong những ngày gần đây. Giải pháp nào để thực phẩm bẩn không vào bữa ăn của mỗi người dân? Làm sao để người dân thêm được “tai mắt”, để phát hiện thực phẩm bẩn, thực phẩm “đội lốt” an toàn? Chúng tôi bàn về câu chuyện này với sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Trưởng Phòng khám dinh dưỡng Viam, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.
Chàng thạc sỹ người Mông đầu tiên của huyện Si Ma Cai, Lào Cai và những nỗ lực không mệt mỏi.- Những chú mèo Noel xua đi bầu khí u ám của dịch bệnh Covid-19 trong mùa Giáng sinh tại Xơ-un, Hàn Quốc.- Thầy giáo đặc biệt - người mang đến cơ hội học tập cho các bé gái dân tộc thiểu số tại Ấn Độ.
Trước những bất an về bữa ăn học đường, Bộ GD&ĐT đã khuyến khích phụ huynh tham gia vào việc giám sát công tác bảo đảm ATVSTP tại các trường. Nhiều trường cũng đã tạo điều kiện để phụ huynh học sinh tham gia giám sát, quản lý bếp ăn. Nhưng thực tế, việc kiểm tra, giám sát bữa ăn học đường ở nhiều nơi vẫn mang tính hình thức, thiếu khách quan. Ban phụ huynh học sinh đã làm hết trách nhiệm của mình hay chưa? Làm gì để xóa đi nỗi bất an của phụ huynh về an toàn thực phẩm? Liên quan đến nội dung này, BTV Lê Tuyết trao đổi với ông Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh - xã hội.
- UBND thành phố Hà Nội báo cáo, giải trình với Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý, khắc phục vi phạm trật tự xây dựng tại công trình 8B Lê Trực.- Chương trình "Hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn ngành Công Thương" năm 2020 tiếp tục diễn ra tại Hà Nội.- Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới mới có khả năng mạnh lên thành bão.- Trước đề nghị của một thành viên đảng Cộng hòa về việc dừng ngay lập tức việc kiểm các lá phiếu gửi qua bưu điện đến sau Ngày Bầu cử 3/11 tại bang Pennsylvania, một thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ đã bác đề nghị này.- Các học giả Ukraina khẳng định, các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế.
- Ứng phó với mưa lũ kéo dài: Làm thế nào để đảm bảo an toàn công trình thủy lợi xung yếu.- Pháp siết chặt các quy định về kiểm soát dịch bệnh Covid-19.- Ngày lương thực thế giới: Làm gì để tránh thất thoát lãng phí lương thực thực phẩm?
Hội chợ Thực phẩm Quốc tế tại Mát-xcơ-va (WorldFood Moscow) là sự kiện thường niên và là Hội chợ mùa thu lớn nhất ở Liên bang Nga về thực phẩm và đồ uống, thường thu hút cả nghìn doanh nghiệp Nga và nước ngoài tham gia. Năm nay, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp, hoạt động giao thương, đi lại gặp nhiều khó khăn, số lượng các doanh nghiệp, công ty nước ngoài tham gia giảm mạnh. Mặc dù khó khăn, song một số mặt hàng của Việt Nam đã được giới thiệu tại Hội chợ lần này. Phóng viên Đài TNVN thường trú tại LB Nga đưa tin.
Hiện nay, trên nhiều trang web, mạng xã hội, bánh trung thu tự làm (handmade) đang được rao bán rất nhiều, với những giới thiệu hấp dẫn như: không chất bảo quản, hương vị truyền thống, đảm bảo vệ sinh... Thêm vào đó, việc đặt hàng và giao hàng khá nhanh chóng, giá cả mềm hơn bánh bán ở cửa hàng... khiến nhiều người tiêu dùng quyết định chọn mua. Tuy nhiên, điều đáng ngại là phần lớn các loại bánh trung thu nhà làm thường do người bán tự làm theo mùa vụ, nên không có bất kỳ loại giấy phép nào, kể cả giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan chức năng. Vậy bánh trung thu handmade có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không?
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với bánh trung thu. Theo đó, việc sử dụng các nguyên liệu trong sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam, phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm.- Bộ tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn hóa cho sản phẩm bánh trung thu, giúp sản phẩm tuân thủ các chỉ tiêu an toàn một cách đồng nhất, theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia; giúp cơ quan chức năng thuận lợi trong hoạt động quản lý. Bộ tiêu chuẩn quốc gia cũng giúp người tiêu dùng có cơ sở để lựa chọn sản phẩm có chất lượng, đồng thời tiêu dùng an toàn hơn.- Liệu đến thời điểm này mới công bố bộ tiêu chuẩn quốc gia về bánh trung thu có muộn hay không? Động thái công bố này liệu có giúp kiểm soát được tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm bánh trung thu? Nhất là khi chỉ còn vài ngày nữa là đến rằm tháng 8- Tết Trung thu, nhà nhà tiêu dùng mặt hàng này… Bàn luận vấn đề này, khách mời là PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu ở Hà Nội bị đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Hiện cả 4 đoàn liên ngành của thành phố đang tăng cường kiểm tra trong tuần cao điểm giáp Tết Trung thu. Phóng viên Văn Hải phản ánh.
Du lịch Việt Nam - Ấn Độ bàn cách mở lại thị trường khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Hội chợ thực phẩm Hoa Kỳ quảng bá các sản phẩm chất lượng cao tới người tiêu dùng Việt Nam.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)