Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc cử tri là các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, lắng nghe các đề xuất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới- Thống nhất thực hiện lộ trình chuyển hướng chiến lược sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”
Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, nhiều địa phương trên cả nước đã từng bước khống chế được dịch bệnh, dần phục hồi trạng thái bình thường mới từ 2 ngày qua. Được ra ngoài và đi làm trở lại là niềm vui chung của rất nhiều người sau nhiều ngày thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”. Nhưng để kéo dài niềm vui này, ngoài nỗ lực của lực lượng tuyến đầu và chính quyền các cấp thì phụ thuộc rất lớn vào ý thức và trách nhiệm của mỗi chúng ta. Cùng hai vị khách mời là bác sỹ Phan Ngọc Huy, đang công tác tại bệnh viện Dã chiến 12 do Bệnh viện Da Liễu tp HCM phụ trách và nhà báo Ngô Bá Lục bàn luận về nội dung Thích ứng bình thường mới thì phải tạm bỏ thói quen cũ.
- Doanh nghiệp chủ động thích ứng trong trạng thái “bình thường mới”.- Chuỗi cung ứng khép kín với phát triển bền vững
Năm 2021 đã qua ba phần tư chặng đường, những dự báo - kỳ vọng bị đảo lộn bởi sự tàn phá khốc liệt của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư. Bối cảnh chống dịch nay rất khác với 3 đợt dịch trước. Cho dù thời điểm này ở tâm dịch phía Nam, dịch đã được kiểm soát và khống chế, nhưng mỗi ngày, vẫn còn hàng ngàn ca lây nhiễm mới. Chuỗi sản xuất đứt gãy, doanh nghiệp kiệt sức, an sinh khó khăn. Năm 2020, nước ta đã có chiến lược chống dịch Covid-19 hiệu quả - rất Việt Nam. Năm 2021 - Bối cảnh mới, việc điều chỉnh chiến lược chống dịch, “sống chung an toàn với Covid-19”cần được hiểu thế nào? Cần những điều kiện gì để các hoạt động sản xuất và đời sống trở lại trạng thái “bình thường mới”? Thích ứng để bình thường mới - Bài toán cần nhiều bước giải! Khách mời là TS Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội Khoá 15, Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng trao đổi, bàn bạc về chủ đề này.
Bình Dương đặt mục tiêu sau 30/9 sẽ trở về trạng thái “bình thường mới” để phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp ở Bình Dương quay trở lại sản xuất, tuy nhiên nỗi lo lớn nhất đối họ là nguy cơ bùng phát dịch trở lại và phải tạm dừng hoạt động khi phát hiện F0. Trước vấn đề này, Bình Dương đã chủ trương thành lập nhiều trạm y tế lưu động trong doanh nghiệp, mô hình này được xem là giải pháp tối ưu để duy trì sản xuất của doanh nghiệp ngay cả khi phát hiện F0.
Tại chương trình Cà phê doanh nhân Huba lần thứ 59 diễn ra hôm nay (26/9) với chủ đề "Kế hoạch phục hồi kinh tế trong giai đoạn bình thường mới", nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM cho biết họ đang lúng túng, bị động trong việc chuẩn bị tái sản xuất, kinh doanh sau ngày 30/9, nhất là chuẩn bị nguồn nhân lực.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc Khóa 76.- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid 19 thống nhất chuyển chủ trương từ "Không COVID" sang "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19". Phấn đấu đến 30/9 trở lại trạng thái bình thường mới- Hôm nay, diễn ra Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ DN trong bối cảnh dịch COVID-19- Tổng thống Palestine yêu cầu Israel rời khỏi các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Palestine, đồng thời khẳng định, sẵn sàng đàm phán về đường biên giới với Israel trong tương lai
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 và là một trong số ít nhà lãnh đạo được mời phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh với chủ đề “Chấm dứt đại dịch COVID-19 và xây dựng lại tốt hơn” do Tổng thống Mỹ chủ trì.- Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.- Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, dự báo đêm nay sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi. Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã họp khẩn để triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão này.- Bộ Ngoại giao phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam sau khi Trung Quốc đưa vận tải cơ Y-20 hạ cánh trái phép xuống quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).- Ngân hàng phát triển châu Á hạ dự báo tăng trưởng năm nay với các quốc gia Đông Nam Á.- Thế giới đang đứng trước các thách thức của biến đổi khí hậu. Phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng bảo an LHQ về khí hậu là tâm điểm trong các hoạt động ngày hôm nay của Đại hội đồng LHQ.
Năm học mới 2021-2022 đang cận kề, nhưng học sinh ở nhiều địa phương sẽ không thể tung tăng đến trường trong tiếng trống khai giảng ngày 5/9 tới. Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều nơi, đặt ra bài toán nan giải là làm thế nào để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo kế hoạch năm học không bị đứt gãy. Trong bối cảnh ngày khai trường đã cận kề và nhiều nơi đã công bố khung chương trình năm học 2021-2022, ngành giáo dục đang đứng trước một năm học mới chưa có tiền lệ. Cần có phương án gì để vượt qua khó khăn, thách thức, kiên trì mục tiêu và chất lượng giáo dục? PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cùng bàn luận về câu chuyện này.
Đợt dịch thứ 4 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp tiếp tục rơi vào khó khăn, đuối sức. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp coi đó là cơ hội để tái cấu trúc mạnh mẽ, nắm bắt các giải pháp công nghệ để có thể biến những ý tưởng kinh doanh trở thành hiện thực trong giai đoạn này.
Đang phát
Live