Trước diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch COVID-19, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố khác đang triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trong bối cảnh hạn chế đi lại để phòng tránh dịch bệnh, đã có những cách bán hàng sáng tạo được một số địa phương áp dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Dịch Covid 19 xuất hiện, tới nay, đã 1 năm rưỡi, với tác động đa chiều. Làm thế nào để toàn nền kinh tế có thể nhận diện, phát huy những mặt tích cực-lợi thế và hạn chế được những ảnh hưởng theo chiều hướng xấu? Động lực nào cho cộng đồng StartUp, khi Covid 19 chưa có dấu hiệu dừng? Khởi nghiệp hôm nay, hy vọng các chuyên gia là những người bạn đồng hành của các Startup thời gian qua sẽ giúp quý vị nhìn nhận bao quát-sâu sắc hơn thực tế này, đó là ông Nguyễn Hữu Lương - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – đại diện đơn vị triển khai Đề án 4889 “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025”, và ông Phạm Tuấn Hiệp – Giám đốc Ươm tạo BKHoldings, mô hình doanh nghiệp trong trường học đầu tiên tại Việt Nam. Ông Hiệp cũng đồng thời là thành viên ban điều hành Techfest Việt Nam, đại diện Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo BKFund.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, để chủ động thích ứng, đòi hỏi Việt Nam phải có thêm nhiều các nghiên cứu mang tính dự báo trước- những dự báo mang tính dài hạn. - Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu- ghi nhận thực tế tại tỉnh Quảng Nam.
Trải qua 4 đợt bùng phát dịch Covid-19 khiến việc kinh doanh của một số ngành nghề như dịch vụ, du lịch, nhà hàng, logistic chậm lại. Đặc biệt ảnh hưởng tới việc làm của người lao động. Tại Hà Nội, hàng chục nghìn người lao động mất việc làm, phải chuyển đổi công việc. Tuy nhiên, người lao động đã chủ động thay đổi và thích ứng để ổn định đời sống.
- Nhà báo nơi tuyến đầu chống dịch và thích ứng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0: Đề phòng những nguy cơ mất an toàn thông tin trên mạng. - Hiệu quả của Đề án tín dụng chính sách cho vay tiêu dùng góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động “tín dụng đen” ở tỉnh Kon Tum.
- Chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế biển bền vững - Câu hỏi tìm hiểu Biển đảo Việt Nam
- Dịch Covid 19 diễn biến không lường – doanh nhân, doanh nghiệp cần nỗ lực cao hơn các giai đoạn trước.- Ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản thời covid.- Cần giải quyết những bất cập nền tảng, ảnh hưởng tăng trưởng thương mại điện tử
Ông Nguyễn Việt Cường, thôn Đồng Danh, xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là một trong những người đầu tiên tại địa phương mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang cây bưởi diễn về trồng trên vùng đất đồi thấp. Từ đó, cây bưởi đã trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực tại địa phương, giúp mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Kể từ khi Hợp tác xã Rau quả an toàn Đức Ninh được thành lập, con trai ông Nguyễn Việt Cường là Nguyễn Việt Phong làm giám đốc và quả bưởi được công nhận đạt chuẩn 3 sao OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), nhiều xã viên trong Hợp tác xã đã vươn lên làm giàu.
- Nhập cảnh trái phép: Mối họa thời Covid và trách nhiệm tố giác tội phạm.- Cuốn sách “Niên lịch miền gió cát” của tác giả Aldo Leopold - một trong hai tác phẩm đáng chú ý nhất về môi trường trong thế kỷ XX.- Nghe cách lão nông chủ động thích ứng với thiên tai, bão dịch.
- Kiên Giang: Cống Cái Lớn – Cái Bé góp phần phòng chống hạn mặn - Nông nghiệp chủ động thích ứng với mặn xâm nhập - Ứng phó với thiên tai – cần những giải pháp dự báo - Phỏng vấn ông Trần Huy Oánh - Chánh VPĐPNTM Hà Tĩnh về những thách thức xây dựng tỉnh NTM
Đang phát
Live