Những năm qua, các HTX trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở địa phương. Các HTX này hiện đang tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số trong phát triển sản xuất, nhằm thích ứng với thị trường và kinh doanh bền vững.
Ngày 29/12/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 3289 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”. Đây là quyết định quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn trên các lĩnh vực trước biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khôn lường. Để các tỉnh/thành vùng ĐBSCL nắm rõ và triển khai có hiệu quả, ngày 20/1/2024, tại Cần Thơ, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, TP. Cần Thơ tổ chức Tọa đàm để giới thiệu về Chương trình này.
Kinh tế tăng trưởng thấp, rủi ro tiềm ẩn trong thị trường tài chính dẫn đến xu thế thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, trong đó dệt may luôn có mặt trong top 5 các mặt hàng được tiết giảm. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, cùng với hàng loạt yêu cầu mới về môi trường, xã hội và quản trị, đòi hỏi doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi mình theo hướng phát triển bền vững. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để vừa linh hoạt ứng phó với tình hình thay đổi, vừa chuẩn bị được nguồn lực phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh?
Sống ở vùng đất thường xuyên xảy ra bão lớn, mưa to ngập lụt nên người dân tỉnh Quảng Bình có những giải pháp thích ứng với thiên tai. Trải qua những trận lũ lịch sử hay những trận lũ nhỏ, bà con vùng trũng rút ra được nhiều kinh nghiệm sống chung với thiên tai, đảm bảo an toàn.
Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với những khó khăn chưa từng có: Từ dịch bệnh, đến những bất ổn địa chính trị toàn cầu, tác động của biến đổi khí hậu… Sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu kéo theo những hệ lụy: giảm thu nhập, mất việc, nguy cơ phá sản… Sau đại dịch Covid – 19, mặc dù nền kinh tế của chúng ta không phải hứng chịu sự tàn phá nặng nề như một số quốc gia khác, nhưng cũng đã có những ảnh hưởng bất lợi, gây khó khăn cho phục hồi và phát triển kinh tế. Việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả- Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII- là hết sức cần thiết để kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, qua đó nâng cao sức mạnh nội lực, xử lý hiệu quả các vấn đề nội tại và thách thức nổi lên, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. PGS.TS Nguyễn Ngọc Toàn- Phó Viện trưởng Viện Kinh tế- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.
Tại Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm khuyến nông Quốc gia phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức hội nghị triển khai chương trình “Canh tác cà phê thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên” giai đoạn 2023-2025.
Tình trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài khiến nhiều hồ thủy điện ở Yên Bái hoạt động cầm chừng, giảm công suất và thời gian phát điện dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện năng. Trước tình hình đó, các địa phương và người dân ở Yên Bái đã có nhiều giải pháp thích ứng linh hoạt.
Từ cuối năm ngoái đến nay, những tác động của nền kinh tế cùng sự khó khăn của nhiều lĩnh vực, ngành nghề đang khiến đơn hàng ở nhiều doanh nghiệp sụt giảm mạnh. Đặc biệt, với hai ngành dệt may - da giày, sau những bước phục hồi ấn tượng trong năm ngoái, hai ngành này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, dự báo xuất khẩu không được lạc quan bởi chịu tác động bất lợi của tình hình kinh tế thế giới. Vậy các doanh nghiệp dệt may, da giày phải chuyển đổi, thích ứng như thế nào để vượt khó khăn, tiếp tục phát triển?
Đảm bảo cung-cầu hàng hóa thiết yếu và không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ thị trường trong nước, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu - Những đóng góp lớn của ngành Công thương trong năm 2021.-Doanh nghiệp miền Tây nỗ lực vượt khó - triển vọng tăng trưởng tốt.
“Vùng đệm an toàn”, “Vùng xanh không Covid-19” là hướng đi đang được một số tỉnh biên giới, trong đó có Lào Cai nghiên cứu triển khai để linh hoạt, thích ứng với chính sách Zero Covid của Trung Quốc. Liệu rằng đây có phải là chìa khóa để giải quyết nút thắt tại cửa khẩu trước tình hình dịch bệnh hiện nay.
Đang phát
Live