Sau 2 năm chiến đấu với đại dịch COVID-19, không chỉ thoát khỏi bóng đen suy thoái, kinh tế thế giới trong năm 2021 đã phục hồi nhanh hơn kỳ vọng và dần trở lại giai đoạn trước đại dịch. Dù tăng trưởng không đồng đều và vẫn còn những yếu tố nguy cơ từ các biến chủng mới, khủng hoảng năng lượng đến tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng đẩy lạm phát tăng cao, song cùng với vắc-xin và sự chuẩn bị tốt hơn, các chính phủ hi vọng có thể bước sang Năm mới 2022 với nhiều lực đẩy hơn.
Tại hội thảo trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện và thúc đẩy mở rộng mô hình Nông nghiệp thông minh ứng phó biến đổi khí hậu thuộc Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng nay (20/12) ở Hà Nội, các đại biểu đề xuất cần tiếp tục nhân rộng và lan toả phương thức canh tác nông nghiệp thông minh ứng phó biến đổi khí hậu ở các vùng miền trên cả nước.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 tăng 6 - 6,5% theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua (ngày 12/11/2021), việc đảm bảo điện là vô cùng quan trọng. “Giải pháp đảm bảo điện trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi, thích ứng an toàn với covid-19: Những vấn đề đặt ra” – là nội dung được chúng tôi bàn luận cùng ông Võ Quang Lâm - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục Lạng Sơn đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh để quyết tâm hoàn thành mục tiêu của năm học.
Mỗi năm, Chương trình Kết nối cung- cầu giữa TP.HCM và các tỉnh, thành tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp 4.500 tỷ đồng. Năm nay, trong tình hình dịch bệnh kéo dài, để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa cho nông dân các tỉnh, thành trong cả nước, Sở Công thương TP.HCM đã chuyển phương thức kết nối từ trực tiếp sang trực tuyến, hỗ trợ nông dân đưa hàng hóa lên website và sàn thương mại điện tử. Đáng mừng là nông dân cũng dần quen với phương thức này, sử dụng để quảng bá và tiêu thụ được nông sản.
Tại diễn đàn Năng lượng cho phục hồi kinh tế sau đại dịch covid-19 do Hội Truyền thông Số Việt Nam tổ chức hôm nay (26/11/2021), đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng 2 kịch bản tăng trưởng điện của năm 2022, trong đó có cả kịch bản tăng trưởng điện rất cao - lên tới 12,4% - khi nền kinh tế phục hồi, thích ứng an toàn với covid-19.
Thách thức lớn đối với thế giới vẫn là đại dịch Covid 19, thiếu công bằng vaccine, kéo theo đó là những trở ngại mới như giá năng lượng, giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát, lao động thiếu hụt khắp thế giới. Những yếu tố đầy bất ổn này có thể tác động đến quá trình mở cửa trở lại và phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch Covid19. Nhiều giải pháp đã được đề ra và thực hiện, đặc biệt là đối với các quốc gia có tỷ lệ phủ vaccine ở mức cao. Tuy nhiên, quá trình này cũng đang được tiến hành một cách thận trọng bởi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. PGS, TS Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính – Học viện Tài chính cùng bàn luận câu chuyện này.
Các tỉnh Tây Nguyên đang trong cao điểm thu hoạch cà phê niên vụ 2021-2022. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến người trồng cà phê lo lắng vì đang cần thêm hàng trăm ngàn nhân công để thu hái. Tuy nhiên, chính điều này cũng tạo sức ép để ngành cà phê của khu vực thay đổi phương án sản xuất kinh doanh theo hướng thích ứng với các biến động. Thực tế cũng cho thấy, cà phê Tây Nguyên đã vượt qua được nhiều chặng đường khó khăn, chứng tỏ được giá trị của mình, tiếp tục là một trụ cột kinh tế-xã hội của khu vực.
Hướng đến Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam 23/11 năm nay, nhiều địa phương trên cả nước tổ chức chuỗi hoạt động triển lãm, giao lưu văn hoá nghệ thuật nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa của Việt Nam với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên hầu hết các trưng bày, triển lãm, chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trực tuyến để đến với đông đảo người dân. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam.
Báo cáo giải trình trước Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng khẳng định, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực giáo dục. Đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội về việc học trực tuyến không thể kéo dài, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch để từng bước mở cửa lại trường học trong năm 2021. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã chủ trì cuộc họp trao đổi một số nội dung liên quan đến việc tăng cường triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ về đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe học sinh, an toàn học đường khi trường học mở cửa trở lại. Cụ thể, Bộ GD&ĐT có giải pháp gì để thích ứng an toàn, linh hoạt, tổ chức dạy học, giữ ổn định chất lượng giáo dục? TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT bàn luận về nội dung này.
Đang phát
Live