VOV1 - Kinh tế toàn cầu đang chao đảo với cú sốc từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. Đối với Việt Nam, việc bị áp thuế sẽ tác động tới xuất khẩu, ảnh hưởng đến số lượng không nhỏ người lao động, doanh nghiệp.
VOV1 - Mỗi năm, vào mùa khô, nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nguy cơ hạn hán, mặn xâm nhập. Việc chủ động phòng chống, thích ứng với hạn mặn không còn là lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết.
Cuộc sống nhiều lo toan, áp lực dễ gây căng thẳng, lo âu (stress), nhất là trong dịp này, nhiều người đang phải đối mặt với những câu hỏi: Làm gì để có tiền trả nợ, sắm Tết; Làm sao để ăn nhiều mà không tăng cân? Tại hội thảo về truyền thông với chủ đề rối loạn sự thích ứng diễn ra chiều nay tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các bác sĩ Viện sức khỏe tâm thần Trung ương cho biết: Stress là nhân tố tác động trực tiếp đến sự rối loạn sự thích ứng, một dạng của rối loạn tâm thần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cuộc sống nhiều lo toan, áp lực dễ gây căng thẳng, lo âu (stress), nhất là trong dịp này, nhiều người đang phải đối mặt với những câu hỏi: Làm gì để có tiền trả nợ, sắm Tết; Làm sao để ăn nhiều mà không tăng cân? Tại hội thảo về truyền thông với chủ đề rối loạn sự thích ứng diễn ra chiều 13/01 tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các bác sĩ Viện sức khỏe tâm thần Trung ương cho biết: Stress là nhân tố tác động trực tiếp đến sự rối loạn sự thích ứng, một dạng của rối loạn tâm thần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Doanh nghiệp dệt may, da giày hướng tới sản xuất xanh, phát triển bền vững.- Tiêu dùng bền vững: Cơ hội - Thách thức để doanh nghiệp phát triển.- Quảng Nam thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, phải kể đến điểm sáng xuất khẩu ở thị trường Mỹ, khi dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Trong quý I/2024, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được gần 10 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, có nhiều tín hiệu khởi sắc, bởi các nhà sản xuất, chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu tiếp tục chọn Việt Nam là nơi sản xuất và đặt hàng. Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí thứ 3 thế giới về xuất khẩu dệt may. Tín hiệu vui là vậy, song ngành dệt may vẫn tiếp tục đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức do xung đột, căng thẳng địa chính trị trên thế giới, hàng rào kỹ thuật, chi phí đầu vào tăng, tỷ giá neo ở mức cao... Để tìm cơ hội trong thách thức, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may trong nước đạt 44 tỷ USD trong năm nay, các doanh nghiệp dệt may đang tiếp tục chuyển trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn.Diễn đàn Chủ nhật tuần này bàn về chủ đề “Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may theo hướng xanh hóa”, với sự tham gia của hai vị khách là TS Trần Thị Mai Thành - Phó Chủ nhiệm bộ môn Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia và ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10.
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam trước áp lực “xanh hoá” của Liên minh châu Âu.- Nhiều hoạt động diễn ra tại Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.- Dịch vụ Homestay tiềm năng phát triển kinh tế của du lịch Yên Bái.
Năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lại trải qua một mùa khô khốc liệt khi ước tính, mực nước sông Mê Kông giảm 7% so với trung bình các năm trước. Khu vực này chịu ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập sớm hơn, sâu hơn trung bình nhiều năm, trong khi mưa đến muộn. Một lần nữa, công tác thích ứng với hạn mặn lại được đặt ra, làm sao để người dân các địa phương có thể giảm bớt thiệt hại trong sản xuất, sinh hoạt trong bối cảnh thiên tai khắc nghiệt trở thành việc phải ứng phó thường xuyên.
Ngoài những yếu tố tự nhiên gây tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong vùng thì việc quản lý và khai thác nguồn tài nguyên của con người cũng là một tác nhân ảnh hưởng. Trong bối cảnh này, việc nâng cao nhận thức, thiết kế và triển khai chương trình hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề ứng phó với tình trạng hạn mặn cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực đang rất cấp bách.
Đang phát
Live