Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ công bố thành lập Tổ chức Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam, Nhóm Nữ đại biểu Quốc hội và Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ.- Ngày mai, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với 12 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Gang thép Thái Nguyên.- Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) bước vào tuần làm việc cuối cùng.
Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành ngày 11/10/2021 xác định mục tiêu “công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân; khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội”. Nhìn lại nền kinh tế sau 1 tháng chuyển trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” - thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ là nội dung của Câu chuyện thời sự với sự tham gia của khách mời là bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân( Ban IV), thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
- COP26 - Việt Nam chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu - Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường về phát thải khí mê tan - 30 loài linh trưởng Indonesia có thể tuyệt chủng vào năm 2050
Hôm nay 1/11, không chỉ đánh dấu sự mở cửa trở lại của Thái Lan đối với du khách nước ngoài mà một số trường học ở nước này cũng bắt đầu đón học sinh trở lại sau nhiều tháng đóng cửa bởi dịch Covid-19
Thời điểm cuối năm vốn là mùa cao điểm du lịch tại Đông Nam Á. Không muốn bị chậm chân, nhiều quốc gia trong khu vực thời gian gần đây liên tục đưa ra những thông báo và các bước chuẩn bị cho lộ trình nới lỏng, mở cửa trở lại để thu hút khách quốc tế. Tuy nhiên, vẫn là vấn đề làm sao mở cửa cho an toàn khi đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp! Kinh nghiệm từ Thái Lan, Indonesia và Campuchia:
Thưa quí vị và các bạn! Sáng nay, 29/10, tại Hà nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức “Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”. Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ, ngành, địa phương, đại diện một số Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, đại diện các doanh nghiệp, giới học thuật, chuyên gia nghiên cứu. PV Xuân Lan đưa tin:
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp – thích ứng trong điều kiện “bình thường mới” - Doanh nghiệp chủ động tái cấu trúc để phục hồi sản xuất, kinh doanh - Thái Nguyên tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Vào đầu tuần tới, các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới sẽ tới Anh tham dự Hội nghị về Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26). Là nước chủ nhà của hội nghị, Vương quốc Anh có hàng loạt động thái, từ kêu gọi, vận động đến việc tổ chức các sự kiện, công bố các chiến lược tham vọng nhằm thể hiện nỗ lực đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Trong đó, đáng chú ý là bản “chiến lược trung hòa khí thải”, còn được biết đến là chiến lược “Net Zero” đưa khí thải ra khí quyển về 0 vào năm 2050. Đây là kế hoạch đầy tham vọng của Thủ tướng Anh Bô-rít Giôn-xơn. Tuy nhiên để kế hoạch này trở thành hiện thực đòi hỏi một lộ trình cụ thể với nhiều việc phải làm. Nước Anh đã thực hiện mục tiêu này đến đâu?
Trong xu hướng trở thành nơi “hội tụ chiến lược” của thế kỷ 21, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng trở nên sôi động với các cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Không chỉ đọ sức bằng kinh tế, chính trị hay trên các bàn đàm phán, cuộc đua đang trở nên gay cấn cả dưới lòng đại dương. Viễn cảnh Australia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sau thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia chỉ là một phần trong bức tranh địa chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi nhưng nó cho thấy rõ ràng hơn về một cuộc chạy đua vũ trang trên và dưới mặt nước ở khu vực này. Cuộc đua này dẫn đến những nguy cơ gì cho khu vực?
Khéo tay, vẽ đẹp, hát hay, múa giỏi… nhưng thầy Nguyễn Hữu Quyết lại không theo đuổi con đường nghệ thuật, mà quyết định chọn nghề giáo. Ngay từ khi học Đại học Sư phạm Hà Nội, chàng sinh viên khi ấy đã đem khả năng đó vào việc sáng tạo các đồ dùng học tập, thiết bị giảng dạy từ các loại rác thải tái chế. Nhặt nhạnh, gom góp, hoặc xin lại ở các quán nước vỉa hè quanh trường,. rất nhiều rác phế liệu đã được đôi tay khéo léo của thầy Quyết “biến hóa” thành bản đồ Việt Nam, bản đồ Thế giới, chùa Một cột, cầu Thê Húc, chậu cây, cốc cắm hoa khô... Sau khi tốt nghiệp Thủ khoa Đại học Sư phạm Hà Nội đợt 1 năm 2020 (chỉ sau 3,5 năm học tập), thầy Nguyễn Hữu Quyết đã về trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) giảng dạy môn Giáo dục công dân. Trong tổ bộ môn này, thầy Quyết và thầy Nguyễn Anh Tuấn đã cùng nhau sáng tạo thêm những đồ dùng giảng dạy từ rác thải tái chế. Mới đây, đề tài “Bảo tàng mini” do thầy Nguyễn Hữu Quyết làm chủ nhiệm, cùng thầy Nguyễn Anh Tuấn, cô Hà Thị Huyền và sinh viên Nguyễn Văn Thanh (trường Đại học Văn hoá Hà Nội) đã đạt giải Nhì cuộc thi Thanh niên sáng tạo vì khí hậu năm 2021. Thầy Nguyễn Hữu Quyết và thầy Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ về sáng kiến giáo dục bền vững từ rác thải tái chế, qua mô hình “Bảo tảng mini” này.
Đang phát
Live