Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam đã trao tặng 10 bộ máy tính để bàn và 3 loa kéo cho và thầy và trò Trường Tiểu học Sơn Điện 1 – một trong trường vùng biên của huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chương trình là một phần trong những hoạt động thường niên của Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam nhằm giúp đỡ và khuyến khích các em học sinh, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng sâu vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn nỗ lực học tập, vươn lên trong cuộc sống.
Xã Sơn Điện, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa là nơi sinh sống của đồng bào Thái và Mường cứ trú tại 10 thôn, bản. Do địa hình đồi núi cao, nên việc đi lại, học hành của các em học sinh gặp nhiều cản trở. Bà con ở đây đa số là đồng bào dân tộc Mường.
Trường Tiểu học Sơn Điện 1 có 3 điểm trường: Quan Điện 1, Xuân Sơn và Sa Man. Trường có 206 học sinh, trong đó cho 200 học sinh là người dân tộc thiểu số và 6 học sinh người Kinh. Điểm trường bản Xuân Sơn là điểm cuối cùng được Nhà nước đầu tư xây dựng khu mầm non kiên cố theo Chương trình 135. Còn điểm trường tiểu học, trước kia vốn có một dãy nhà, với 3 phòng học cấp 4 nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng. Do thiếu phòng học, giáo viên không có nơi ở nên rất khó khăn, vất vả. Học sinh 5 lớp phải học chia ca hoặc học ghép trong 3 phòng. Vừa qua, được nhà nước hỗ trợ xây dựng cho nhà trường thêm 5 phòng học kiên cố, 1 phòng họp, 1 bếp và phòng 2 phòng công vụ. Bên cạnh đó, sửa sang lại lại sân, ốp đá bậc tam cấp, làm đường vào trường....
Ngoài trường Tiểu học Sơn Điện 1, từ đầu năm 2025 đến nay Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam đã gây quỹ và phát quỹ cho 5 trường học, bao gồm: Trường Tiểu học Chi Kê (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An); Trường Tiểu học Khau Man (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái); Trường Tiểu học Sơn Vỹ (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang); Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (tỉnh Hưng Yên)… Bình quân mỗi trường được hỗ trợ 100 triệu đồng để tự mua sắm những đồ dùng thiết bị phục vụ cho dạy và học và có sự giám sát của chính quyền địa phương xã, cũng như Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam.

Bình luận