Chăm lo đời sống để người lao động yên tâm ở lại.- Sáng kiến hỗ trợ người dân gặp khó khăn ở Thái Lan.-Dùng tiền tiết kiệm và bán tài sản để xây dựng Bếp ăn dã chiến 0 đồng dành cho những hoàn cảnh khó khăn.
Nhằm gửi đi thông điệp về cuộc khủng hoảng rác thải nhựa đang ngày một trầm trọng hơn trên các đại dương, các nhà bảo vệ môi trường ở Indonesia đã lập ra một viện bảo tàng được làm hoàn toàn bằng nhựa để thuyết phục mọi người suy nghĩ lại về thói quen của họ và từ bỏ các loại đồ nhựa dùng một lần như túi và chai nhựa.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia “Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030”, trong đó phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vaccine.- Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia vẫn liên tục tăng thời gian qua, đặc biệt, 8 tháng năm nay đã tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.- 3 nhà mạng lớn hoàn thành việc cung cấp internet cho các điểm chưa có sóng di động hoặc không bảo đảm chất lượng trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ việc giảng dạy và học tập trực tuyến.- Nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương tăng tốc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, với hi vọng mở cửa lại đất nước và khôi phục cuộc sống bình thường.- Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố chiến lược thương mại với Trung Quốc trong tuần tới.
Việt Nam là một trong hơn 180 quốc gia tích cực hưởng ứng Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn” diễn ra hàng năm. Thông qua các hoạt động thiết thực, Việt Nam khẳng định quyết tâm “Cùng hành động để thay đổi thế giới”, xây dựng môi trường sống xanh để phát triển bền vững. Hưởng ứng thông điệp ngày “Làm cho thế giới sạch hơn” năm nay -“Không có hành tinh thứ 2- Làm sạch bằng hành động, chứ không phải suy nghĩ”, nhiều chương trình, hoạt động thu gom rác thải, làm sạch bãi biển…đã được triển khai tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Từng bị đánh giá là “tụt hậu”,nay nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương đang tăng tốc để rút ngắn khoảng cách tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, với hi vọng có thể bắt kịp Mỹ hay châu Âu trong nỗ lực khôi phục cuộc sống bình thường mới.
Bên lề phiên họp cấp cao ĐHĐ LHQ cuối tuần qua, Nhóm Bộ Tứ đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên. Tuyên bố chung mà nhóm Bộ Tứ đưa ra là theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Mục tiêu này hoàn toàn tương đồng với mục tiêu mà Liên minh an ninh Ba bên Mỹ-Anh-Australia (còn gọi là AUKUS) đưa ra khi ra mắt cách đây 2 tuần. Việc Mỹ đóng vai trò trung tâm trong cả 2 liên minh quan trọng này, không chỉ phản ánh trọng tâm chiến lược của Mỹ mà còn cho thấy những tính toán mới của Mỹ trong việc tập trung sức mạnh đối phó với Trung Quốc.
Tại 3 điểm đón ở TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, 135 thai phụ và con nhỏ người Quảng Ngãi lên đường về quê trên những chuyến xe miễn phí của Công ty Phương Trang. Ngoài ra, nhiều tỉnh thành cũng lần đầu tiên tổ chức đưa bà con mắc kẹt ở TP.HCM về quê tránh dịch.
Các địa phương lên kế hoạch đón du khách trở lại thế nào cho an toàn, hiệu quả?- “Người ôm giấc mơ thương hiệu cho làng nghề” ở xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.- Khải Hoàn Môn của Pháp trở thành tác phẩm nghệ thuật về môi trường sau khi được bọc vải.
Ngay sau khi bộ 3 gồm Mỹ - Anh - Australia bất ngờ công bố sự ra đời liên minh chiến lược mới có tên gọi AUKUS, châu Âu cũng nhanh chóng công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một cách bất ngờ không kém. Giới chức EU lý giải, động lực cho bước đi chiến lược này là do những căng thẳng tại các điểm nóng tại khu vực như Biển Đông, biển Hoa Đông hay eo biển Đài Loan, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và thịnh vượng của châu Âu. Thế nhưng có ý kiến cho rằng, bước đi của EU thực tế là nhằm đáp lại động thái lập liên minh riêng mà khối này chỉ trích là “phản bội sau lưng” của đồng minh Mỹ. Vậy chiến lược mới của EU có gì đáng chú ý và sẽ tác động như thế nào đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như mối quan hệ giữa các đồng minh phương Tây?
Trong một động thái hiếm hoi, Pháp đã triệu hồi các đại sứ tại Mỹ và Australia để tham vấn. Động thái này diễn ra sau khi Mỹ, Australia và Anh đạt thỏa thuận hợp tác quốc phòng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong đó có việc Mỹ sẽ giúp Australia mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, khiến Pháp mất đi hợp đồng tàu ngầm với Australia. Vụ việc mà bị Pháp gọi là “đâm lén sau lưng này” đang khiến mối quan hệ đồng minh giữa Pháp và Mỹ đứng trước thử thách mới.
Đang phát
Live