Cơ sở y tế cần lưu ý gì trong khám sàng lọc và tiêm phòng vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ?- Triển khai phương án “3 tại chỗ”, doanh nghiệp đang gặp khó khăn.- Tổ chức tình nguyện Life Camp của Mỹ giúp hàn gắn vết thương tâm lý cho nạn nhân của bạo lực súng đạn.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.- Chính phủ ban hành Nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần “hiệu quả trên hết” phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo.- Việt Nam duy trì thứ hạng trên bảng xếp hạng Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2021.- Liên Hợp quốc quan ngại trước tình hình dân thường thương vong tại Afghanistan.- Thế giới đang đứng trước báo động đỏ về biến đổi khí hậu. Trong khi đó, Đức lập quỹ khắc phục hậu quả lũ lụt 30 tỷ euro.
Đến thời điểm này, cả nước đã tiêm được hơn 9 triệu liều vaccine COVID-19 trong tổng số hơn 18 triệu liều đã về nước ta. Dự kiến trong những ngày tới, số người được tiêm chủng sẽ tiếp tục tăng khi Bộ Y tế vừa có đợt phân bổ mới. Tuy nhiên, trái với nhiều địa phương nơi người dân đang mong có nhiều vaccine để tiêm phòng thì thực trạng một số tỉnh, thành phố lại chậm trễ tiếp nhận, phân bổ, triển khai tiêm vaccin. Theo Bộ Y tế, địa phương, đơn vị tiêm chủng đạt tỷ lệ thấp sẽ bị điều chuyển vaccine Covid-19 cho nơi khác. Vậy nguyên nhân khiến một số địa phương có tiến độ tiêm chủng chủng thấp là do đâu? Từ chiến dịch tiêm chủng thần tốc của TP.HCM và Hà Nội, các tỉnh, thành phố khác có thể vận dụng được gì trong triển khai? BTV Thúy Ngà trao đổi với TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về nội dung này.
“Với những nền tảng đã có, Thái Lan và Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng hợp tác trong tương lai về mọi mặt, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế”- Đây là khẳng định của Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura khi trả lời phóng viên Đài TNVN nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan (6/8/1976 - 6/8/2021). Sau đây là cuộc phỏng vấn của phóng viên Nguyễn Yến - Ban Đối ngoại VOV5 cùng Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam:
Hiện nay, trên cả nước có hàng trăm trường Đại học, Học viện, Trường Cao đẳng với hàng chục nghìn giảng viên tham gia đào tạo. Ngoài các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng đóng tại trung tâm thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đều có các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp tại địa phương và các tỉnh, thành lân cận. Và các Trường Đại học trên địa bàn các tỉnh, thành đang làm gì để nâng nâng cao chất lượng đào tạo? Doanh nghiệp được hưởng lợi gì từ nguồn nhân lực đào tạo ngay tại địa phương? Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu mô hình đào tạo tại Trường Đại học Thái Bình, tại tỉnh Thái Bình với chủ đề: “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập”. Khách mời tham gia chương trình là Tiến sĩ Trần Thị Hòa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thái Bình, và Ông Vũ Đức Đông, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Công ty CEO Thái Bình Holding.
Tinh thần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.- Biến rác thải thành “con đường gốm sứ”.- Niềm vui của những lao động đầu tiên ở tỉnh Thái Nguyên được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng của Chính phủ.
Tham dự Cuộc họp không chính thức của các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra với hình thức trực tuyến, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra 3 đề xuất quan trọng cho hợp tác APEC. Cũng tại cuộc họp, các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung về “Vượt qua COVID-19 và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế”.- Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15 sẽ kiện toàn 50 chức danh lãnh đạo, trong đó Chính phủ giảm 1 Phó Thủ tướng so với hiện nay – Thông tin được đưa ra tại buổi họp báo của Văn phòng Quốc hội vào chiều nay.- Thủ tướng Chính phủ đồng ý áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 đối với các tỉnh thành phía Nam từ 0h ngày 19-7 để thắt chặt hơn nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19.- Hàng nghìn nhà khoa học trên thế giới kêu gọi chính phủ Anh dừng kế hoạch gỡ bỏ hạn chế dự kiến vào ngày 19/07 tới, vì cho rằng đe dọa sẽ công tác chống đại dịch COVID-19 của toàn thế giới.
Những lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, những lao động phải nghỉ việc luân phiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Giáo viên dục mầm non tư thực, lái xe giao thông vận tải …tại tỉnh Thái Nguyên đã bắt đầu được nhận hỗ trợ từ gói 26 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Thái Nguyên cũng là địa phương đầu tiên của cả nước bắt đầu chi trả cho đối tượng này. Đây được xem là nguồn tiếp sức kịp thời để doanh nghiệp phục hồi sản xuất và giúp người lao động yên tâm làm việc.
Tình trạng ô nhiễm rác thải trong mấy năm gần đây đang báo động đỏ, khiến người dân rất lo lắng. Đã có nhiều cuộc thi, triển lãm tranh ảnh để lên án những hành động thiếu ý thức trong hoạt động bảo vệ môi trường và hướng cộng đồng đến cuộc sống xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Câu chuyện khá thú vị mang tên “xóa những điểm đen về rác thải” tại các khu vực đô thị và tuyến đường trung tâm ở Đắc Lắc. Những bức tường cũ bám đầy rêu, những cột điện dán chi chít những tờ rơi, tờ quảng cáo ở Đắk Lắk đang dần được “thay áo mới” bằng những bức tranh 3D sống động, mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Đây là cách mà tuổi trẻ Đắk Lắk đang làm để góp phần xóa những “điểm đen” về rác thải trên địa bàn. Anh Bùi Tấn Lợi- phó bí thư huyện đoàn Kroong Bông chia sẻ về những hoạt động ý nghĩa của các bạn đoàn viên Đắc Lắc:
Hiện nay, trên cả nước có hàng trăm trường Đại học, Học viện, Trường Cao đẳng với hàng chục nghìn giảng viên tham gia đào tạo. Ngoài các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng đóng tại trung tâm thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đều có các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp tại địa phương và các tỉnh, thành lân cận. Và các Trường Đại học trên địa bàn các tỉnh, thành đang làm gì để nâng nâng cao chất lượng đào tạo? Doanh nghiệp được hưởng lợi gì từ nguồn nhân lực đào tạo ngay tại địa phương? Cùng tìm hiểu mô hình đào tạo tại Trường Đại học Thái Bình, tỉnh Thái Bình với trao đổi của TS Trần Thị Hòa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thái Bình và ông Vũ Đức Đông, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Công ty CEO Thái Bình Holding.
Đang phát
Live