Bước sang năm 2022, các nước ASEAN mặc dù tiếp tục đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 nhưng nhiều kế hoạch đã được đặt ra nhằm thích ứng với một giai đoạn mới, trong đó phát triển du lịch là một trong những lịch vực ưu tiên cần thúc đẩy với nhiều giải pháp linh hoạt và sáng tạo ở các nước.
- Thái Nguyên: Hợp tác xã trồng chè liên kết để cùng phát triển - Phỏng vấn PGS TS Phạm Anh Tuấn - Viện Trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Công nghệ chế biến nông sản, giảm rủi ro thị trường - Tạo sinh kế cho cư dân vùng đệm để giữ rừng bền vững.
Năm 2021, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm của các hoạt động ngoại giao quốc tế, trở thành khu vực có vai trò chiến lược đối với của các nước lớn và các nước tầm trung, kéo theo những cơ cấu an ninh mới ra đời và các mối liên kết cũ được củng cố. Trong đó, có thể kể đến vai trò của Australia khi quốc gia này có đi một bước dài trong kế hoạch gia tăng sự ảnh hưởng và trở thành một trong những quốc gia dẫn dắt khu vực khi tham gia AUKUS, một cơ chế an ninh được thành lập vào tháng 9 năm nay. AUKUS không chỉ tạo nền tảng để Australia nâng cao năng lực quốc phòng và thúc đẩy việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ tiên tiến, nhạy cảm mà còn là mở ra cơ hội để Australia định hình vị thế trong khu vực trong nhiều năm tới.
Trong thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa được tỉnh Thái Nguyên triển khai trên diện rộng. Qua đó khó khăn về khoảng cách địa lý từ vùng miền núi đến miền xuôi đã được ngắn lại, góp phần hay đổi tập quán sinh hoạt, sản xuất của bà con.
Để ngành công nghiệp hỗ trợ phát huy hết tiềm năng, cần xây dựng hệ thống kinh tế tuần hoàn theo hướng công nghiệp sinh thái. Đây là nội dung tại hội thảo Quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý Khu Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng Công nghệ cao do Sở công thương TP.HCM tổ chức sáng 24/12.
Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu các bộ ngành sớm có hướng dẫn để mở lại bay quốc tế an toàn, hiệu quả.- Xuất khẩu vượt bão covid, có thể đạt kim ngạch 330 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, tăng khá so với năm ngoái.- Ngư dân miền Trung trúng vụ cá mùa biển động.- Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đạt được thỏa thuận khôi phục hoàn toàn lệnh ngừng bắn giữa Chính phủ Ukraina và lực lượng ly khai ở miền Đông nước này.- Bình luận: Dẹp sân sau – nhìn từ vụ án nâng giá kit xét nghiệm covid 19 của Công ty Việt Á.
Ngày 17/12, Thành ủy Cần Thơ tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 07 của Thành ủy Cần Thơ về “Xây dựng và phát triển huyện Phong Điền thành đô thị sinh thái”. Từ khi triển khai đến nay, huyện Phong Điền đã khai thác các nguồn lực, đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng trong nhiều lĩnh vực, nhiều mô hình đang mang lại hiệu quả và đang được triển khai nhân rộng.
Năm 2021, thế giới chứng kiến những bước chuyển đầy bất ngờ tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương- khu vực vốn là tâm điểm cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Dường như chưa năm nào các cuộc tập trận lại diễn ra nhiều như vậy tại vùng biển rộng lớn này. Các cường quốc có lẽ cũng chưa khi nào ra nhiều tuyên bố đến thế nhằm thể hiện vai trò và gắn lợi ích của mình với Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Đặc biệt là sự ra đời của AUKUS - một liên minh hẹp chỉ giữa 3 quốc gia là Mỹ, Anh, Australia nhưng lại có tầm ảnh hưởng bao trùm cả khu vực….Nhìn lại một năm qua, chính sách xoay trục về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng rõ ràng hơn của các nước lớn dẫn tới những thay đổi gì về cục diện khu vực? Cộng đồng quốc tế cần làm gì để duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy sự phát triển bền vững tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư, xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thi hành kỷ luật cán bộ.- Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: đẩy mạnh xây dựng nền ngoại giao toàn diện, phải lấy lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ theo lời mời của Chủ tịch Hạ viện và Thượng viện Ấn Độ.- Hà Nội yêu cầu các địa phương phải bố trí trạm y tế lưu động theo số dân và cấp độ dịch.- Người dân Châu Âu có thể phải sử dụng khí đốt với giá cao kỷ lục trong mùa đông này do lo ngại căng thẳng Nga-Ukraina gia tăng.- Hơn 1 nghìn người đã được sơ tán sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới tại Hong Kong, Trung Quốc.
Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới trong 2 ngày đã đề cập nhiều nội dung quan trọng, từ phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 tới xử lý mối quan hệ với Nga, Trung Quốc, các điểm nóng Ucraina, Triều Tiên, Iran… Nhưng điều thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận quốc tế là việc lần đầu tiên Anh mời ngoại trưởng các nước Đông Nam Á (trừ Myanma) tham gia thảo luận với Ngoại trưởng các nước G7. Sự xuất hiện của Ngoại trưởng các nước ASEAN bên cạnh các nước khác như Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN trong bối cảnh nhiều quốc gia xác định đặt trọng tâm chính sách đối ngoại vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Từng công bố chiến lược “Nước Anh toàn cầu” với điểm nhấn Châu Á – Thái Bình Dương, nước Anh với vai trò Chủ tịch luân phiên của G7 cũng thể hiện sự tự chủ chiến lược với EU khi thúc đẩy kết nối giữa G7 và ASEAN tại hội nghị Ngoại trưởng G7. Phóng viên Quang Dũng, Thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu cùng phân tích cụ thể hơn vấn đề này.
Đang phát
Live