Thời gian gần đây, các sản phẩm du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cùng các chương trình văn hóa, lễ hội đang ngày càng phát triển và được quảng bá rộng rãi tới đông đảo người dân và du khách thập phương. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện đang ngày càng quan tâm đến tiềm năng từ phát triển các điểm du lịch mới lạ, hấp dẫn theo mùa, đẩy mạnh hoạt động du lịch về đêm…Từ đó triển khai đầu tư và tạo ra những những sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn và thu hút du khách.
Việc ứng dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất là giải pháp hữu hiệu, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mà còn giúp giảm thiểu nhân lực tham gia vào quá trình sản xuất. Tại hợp tác xã Phương Nam, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La - một trong những đơn vị tiêu biểu trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhãn đã sản xuất ra những sản phẩm hiệu quả, năng suất tốt nhất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Ở địa bàn vùng cao, biên giới, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Sơn La, đội ngũ người có uy tín được coi là “cầu nối” lòng dân – ý Đảng, là “điểm tựa” của bản làng, dẫn dắt đồng bào đoàn kết, tự lực vượt qua khó khăn, lạc hậu và là hạt nhân trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Những con đường mới, lớp học khang trang, nương đồi xanh màu cây trái... đã tô điểm cho bức tranh về cuộc sống mới ở miền núi Sơn La, cũng là minh chứng cho những chủ trương, chính sách, sự quan tâm, đồng hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương với bà con vùng khó, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- “Chìa khoá” nào để nông sản Sơn La vượt khó vươn xa?- Gặt” thành công với mô hình nuôi cá sông trong ao- Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới
Trồng cây gì, nuôi con gì luôn là điều trăn trở của bà con nông dân khi thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, nhiều diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả đã được bà con chuyển sang trồng cây rau màu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Xòe - loại hình văn hóa dân gian của người Thái tại Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Để di sản nghệ thuật xòe Thái tiếp tục được bảo tồn, phát huy giá trị trong đời sống xã hội, các cấp, ngành, địa phương trong khu vực Tây Bắc đã, đang tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Tại tỉnh Sơn La, mới đây, lần đầu tiên xoè Thái được đưa vào thi trong hệ thống trường học ở tỉnh. Đó là hội thi “Tìm hiểu Xòe Thái” tổ chức trong chương trình ngoại khoá “Về miền di sản” của Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Chu Văn An, trực thuộc trường ĐH Tây Bắc ở TP Sơn La, tỉnh Sơn La.
Khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu từ thiên nhiên đang là một trong những hướng đi mới của nông dân và HTX ở Sơn La. Những sản phẩm dược liệu mang hương vị đặc trưng của núi rừng vùng cao đã, đang được tạo nên bởi những bàn tay cần cù, sáng tạo của người dân nơi đây.
Tăng trưởng kỷ lục - Nông sản xuất khẩu rộng đường ra biển lớn.- Nỗ lực đẩy lùi bệnh rối loạn chuyển hoá và nội tiết ở Sơn La.- “Cái bắt tay” Đức - Ấn và sự thay đổi trong thế giới đa cực .- Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý thuốc lá thế hệ mới.
Trên vùng cao Sơn La - những địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi hạ tầng viễn thông, internet còn hạn chế... từ lâu, hệ thống truyền thanh cơ sở đã trở thành phương tiện thiết yếu; là “cầu nối” thông tin quan trọng giữa cấp uỷ, chính quyền với bà con.