Năm 2024, Sơn La chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, bão lũ. Tuy nhiên bằng những giải pháp linh hoạt, cụ thể, ngành nông nghiệp Sơn La đã thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản, với giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu tăng 6,1% so với năm 2023. Trong năm, Sơn La cũng tiếp tục duy trì hơn 200 mã số xuất khẩu sang thị trường EU, ASEAN, Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ...góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho người dân. Nhân dịp đầu năm mới, phóng viên VOV Tây Bắc có cuộc trò chuyện với ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở NN-PTNT Sơn La về kinh nghiệm, cách làm của ngành Nông nghiệp Sơn La để đạt những kết quả nêu trên.
Sản xuất sạch, tiêu dùng sạch đang dần trở thành xu hướng trong xã hội hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, nhiều mô hình chăn nuôi vịt bản, gà đen, lợn đen ở tỉnh miền núi Sơn La đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Trong ngôi nhà mới, ở nơi an toàn hơn, ổn định hơn sau thiên tai, đồng bào miền biên viễn Sơn La đang đón xuân mới với niềm vui đặc biệt, thêm vững vàng, quyết tâm, chung tay giữ đất, giữ làng, bảo vệ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc.
Ngày 28/12 tại huyện Quỳnh Nhai, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Sơn La phối hợp câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức tọa đảm: Xây dựng sản phẩm khu điểm du lịch trên địa bàn các huyện Thuận Châu và Quỳnh Nhai.
Ngày 28/12, tại huyện Quỳnh Nhai, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Sơn La phối hợp cùng Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức tọa đảm: Xây dựng sản phẩm khu điểm du lịch trên địa bàn các huyện Thuận Châu và Quỳnh Nhai. Dự tọa đàm có ông Hoàng Chí Thức, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La, lãnh đạo huyện Thuận Châu, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai và Thuận Châu.
Việc phủ sóng điện lưới quốc gia và đảm bảo tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện an toàn là một trong những vấn đề quan trọng được cử tri và nhân dân quan tâm, đặt ra tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Sơn La khoá XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Ngày 3/12, VOV phối hợp với Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam trao tặng 2.000 tấm lợp cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hộ nghèo ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở” sau 3 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả nổi bật.
Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, người tiêu dùng không khó để lựa chọn được sản phẩm minh bạch thông tin, cụ thể nơi sản xuất, chất lượng được chức năng giám sát. Nhờ đó, giá trị sản phẩm tăng lên, thương hiệu được định hình đem lại nguồn thu lớn cho nhà sản xuất và doanh nghiệp. Tại Sơn La, lần đầu tiên giống vịt bản đặc sản nuôi tại Chiềng La, huyện Thuận Châu chính thức gắn tem truy xuất nguồn gốc. Thông qua đó, chính quyền địa phương khuyến khích doanh nghiệp, người dân áp dụng, sử dụng tem, nhãn mác có mã QR-Code để truy xuất nguồn gốc hàng hóa, hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn, thông minh, nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, cần làm gì để hỗ trợ người dân tìm đầu ra ổn định, từng bước đưa vịt bản Chiềng La trở thành sản phẩm OCOP nói riêng, các sản phẩm đặc sản khác trên địa bàn nói chung có hướng đi bền vững.
Tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều nông dân, HTX ở Sơn La đã ứng dụng công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, gắn nhãn sản phẩm, đảm bảo quy trình sản xuất an toàn, nâng cao giá trị nông sản và gia tăng cơ hội tiếp cận các thị trường mới.