Giải pháp đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn để Sơn La hướng đến một nền nông nghiệp xanh, và bền vững

VOV1 - Tỉnh Sơn La đang đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn nông hộ, HTX áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kép tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Vậy giải pháp nào đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn để Sơn La hướng đến một nền nông nghiệp xanh, và bền vững?

 

Với hơn 320 nghìn ha cây trồng các loại, mỗi năm trên địa bàn tỉnh Sơn La phát sinh khoảng 1,5 triệu tấn phụ phẩm trong hoạt động trồng trọt. Nhằm phát triển nông nghiệp bền vững và tận dụng hiệu quả phế, phụ phẩm, tỉnh triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm chuyển đổi mô hình kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, biến phế, phụ phẩm thành tài nguyên tái tạo, thân thiện môi trường.Tỉnh Sơn La đang đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn nông hộ, HTX áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kép tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Nhiều mô hình nông nghiệp xanh, tuần hoàn được phát triển và nhân rộng, như: VAC (vườn - ao - chuồng); VACB (vườn - ao - chuồng - biogas); VACR (vườn - ao - chuồng - rừng); sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp để bón cây trồng; tận dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón, nuôi trùn quế hoặc bể biogas cung cấp nhiên liệu sinh học cho các hộ gia đình.

Câu chuyện rõ nhất ở Sơn La trong vài năm nay đó là thay vì xả thải vỏ, bã cà phê gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước sạch thì cả người nông dân và doanh nghiệp đã xử lý bằng men ủ thành phân để bón cho cây trồng cũng như làm thức ăn cho giun. Nhiều HTX nông nghiệp Sơn La hiện cũng liên kết với các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất lớn trên địa bàn từ việc ký kết thu mua phế phẩm nông nghiệp và điều chế thành các sản phẩm phân bón có giá trị dinh dưỡng cao cung ứng lại cho các vùng trồng, đầu vào cho các nhà máy.  

ngày 14/4 vừa qua, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 tại địa phương. Mục tiêu đến năm 2030 là giảm khai thác tài nguyên không tái tạo, quản lý hợp lý nguồn nước, đặc biệt là nước sạch dưới đất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và tiết kiệm năng lượng... 100% khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động và truyền số liệu trực tiếp theo quy định. Tất cả cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng đều được xử lý đạt 100%, không phát sinh cơ sở mới gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 98% ở đô thị và 90% ở nông thôn. Tỷ lệ xử lý nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh,.

          Với quan điểm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng, tỉnh Sơn La đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến... góp phần xây dựng tỉnh phát triển xanh, nhanh, bền vững.

Bình luận