Hiểm họa từ thói quen ăn tiết canh sống
VOV1 - Ngộ độc thực phẩm do ăn đồ tươi, sống, chưa qua chế biến, nhất là món tiết canh sống, là câu chuyện không mới nhưng số người bị ngô độc loại thực phẩm này trong cộng đồng vẫn khá phổ biến.

# Để giảm tình trạng chống béo phì, Tây Ban Nha yêu cầu các trường phổ thông công lập và tư thục phải cung cấp trái cây, rau củ trong bữa trưa hàng ngày và cá ít nhất một lần mỗi tuần. Sắc lệnh mới nhằm cải thiện chất lượng dinh dưỡng trong trường học để đối phó với tình trạng béo phì ở trẻ em. Theo yêu cầu dinh dưỡng mới, bữa trưa học đường phải hạn chế các loại thực phẩm chiên rán, đồ uống có đường (trên 5%), caffeine, chất béo và muối. Pizza và bánh nướng làm sẵn chỉ được phục vụ tối đa một lần mỗi tháng. Các món chiên phải được chế biến bằng dầu ô liu hoặc dầu hướng dương. Ngoài ra, các trường cũng buộc phải có lựa chọn bữa ăn chay và thuần chay.

# Vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2025, các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh Cà Mau ghi nhận số ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) gia tăng, đặc biệt là những ca bệnh nặng và có biến chứng nguy hiểm. Thời điểm này lượng mưa nhiều, cùng với điều kiện vệ sinh môi trường ở một số nơi ẩm thấp, tạo điều kiện cho muỗi phát triển mạnh.  Trong những ngày đầu tháng 7, số ca nhập viện điều trị SXH tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau tăng, trong đó 20% ca cảnh báo và trên 20% ca nặng, tất cả các ca bệnh nặng đều được điều trị khỏi và xuất viện. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, để đảm bảo công tác điều trị, hạn chế thấp nhất các trường hợp bệnh nặng và tử vong, thực hiện theo chỉ đạo của Sở Y tế, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau đã chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, trang thiết bị, cơ số thuốc cần thiết...

# Thông tin từ Bệnh viện Đa khóa số 3 tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa tiến hành phẫu thuật thành công cho một bé gái có khối u nặng 9kg trong ổ bụng. Khối rất to chèn ép toàn bộ ổ bụng đè đẩy các tạng, đe dọa tính mạng. Trước đó, khoảng 22h tối 14/7, Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân 14 tuổi, ở xã Nậm Có, tỉnh Lào Cai, có dấu hiệu bụng chướng căng nhiều ngày. Các bác sĩ thực hiện chụp cắt lớp vi tính và hội chẩn khẩn cấp cùng các chuyên gia chẩn đoán hình ảnh Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân được chẩn đoán mắc u bạch huyết kích thước khối u nặng 9kg. Ca phẫu thuật nội soi được kíp phẫu thuật tiến hành khẩn trương, chính xác, kéo dài 1 giờ, toàn bộ khối u được lấy ra an toàn. Nhờ sự phối hợp chuyên sâu giữa tuyến tỉnh và trung ương, ca mổ thành công, bệnh nhân hồi phục tốt, sức khỏe ổn định.

# Đội cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai nhận được một cuộc gọi khẩn, về việc có một em bé sinh non tại tỉnh Atapu (Lào), thai 35 tuần, đang trong tình trạng suy hô hấp, cần được hỗ trợ y tế. Ngay khi nhận được lệnh của lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai, Đội cấp cứu ngoại viện lập tức lên đường, vượt quãng đường dài hơn 100km đến khu vực cửa khẩu giáp biên giới. Tại hiện trường, các bác sĩ ghi nhận bé sơ sinh chỉ nặng 1,9kg, thở nhanh, gắng sức, tím đầu chi, chưa bú được – biểu hiện của suy hô hấp. Lập tức, đội ngũ ekip đã nhanh chóng sơ cứu, ủ ấm, hỗ trợ hô hấp, lấy ven truyền dịch nuôi dưỡng, đồng thời chuyển bé lên xe cấp cứu, liên tục theo dõi sinh hiệu và xử trí kịp thời trên suốt hành trình hơn 2 tiếng đưa bé về Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai. Bé được chuyển vào Đơn nguyên sơ sinh – Khoa Nhi để tiếp tục theo dõi và điều trị chuyên sâu.

# Ngộ độc thực phẩm do ăn đồ tươi, sống, chưa qua chế biến, nhất là món tiết canh sống, là câu chuyện không mới nhưng số người bị ngộ độc loại thực phẩm này trong cộng đồng ở Thái Nguyên vẫn khá phổ biến; chỉ khi có triệu chứng nặng, họ mới đến các bệnh viện để điều trị. Thông tin từ Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên) cho thấy, mỗi ngày, Khoa tiếp nhận và điều trị cho từ 3 đến 5 ca ngộ độc thực phẩm. Riêng với các ca ngộ độc thực phẩm do ăn tươi sống, gỏi cá, tiết canh..., Khoa tiếp nhận và điều trị từ 5 đến 7 trường hợp mỗi tháng. Đáng chú ý, trong số các bệnh nhân đến điều trị, có trường hợp được xác định dương tính với liên cầu khuẩn lợn và đã tử vong.

# Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB, ví dụ như  tuổi tác, giới tính, béo phì. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng càng về già nguy cơ càng tăng. Phụ nữ có nguy cơ mắc cao hơn ở nam giới, một phần nguyên nhân được giải thích bởi việc mang thai, sinh con, thời kỳ mãn kinh. Người béo phì cũng rất dễ bị mắc căn bệnh này bởi trọng lượng dư thừa gây áp lực lên bàng quang ngoài ra béo phì ảnh hưởng tới lưu lượng máu và hoạt động thần kinh tại bàng quang. Nếu có các triệu chứng như: Đi tiểu nhiều hơn 8 lần trong khoảng 24 giờ mỗi ngày, thức dậy nhiều hơn một lần một đêm để đi tiểu. Người bệnh khó nhịn tiểu,  không tự chủ được, Đi không hết bãi, cảm giác tiểu rắt, mót tiểu, són tiểu, quý vị cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Xem trên các nền tảng khác

Bình luận