
Trong những tuần gần đây, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thực hiện nhiều chuyến công du nước ngoài đáng chú ý, như đến khu vực Mỹ La-tinh hay các nước châu Á. Thế nhưng, chuyến thăm quan trọng nhất của ông trên cương vị người đứng đầu đất nước sẽ diễn ra hôm nay - 3/3, khi ông đến Mỹ và có cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng. Trong thời kỳ hậu chiến tranh thế giới, quan hệ Mỹ-Đức vốn là một liên minh mạnh mẽ, nhưng đã vấp phải nhiều trắc trở dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donal Trum do những bất đồng về chính sách. Kể từ khi ông Biden và ông Olaf Scholz nhậm chức, cả hai đều đang nỗ lực để hâm nóng mối quan hệ song phương. Chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Thủ tướng Đức kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Ucraina là cơ hội không thể tốt hơn để hai bên tái khẳng định mối quan hệ đồng minh bền chặt. Chuyên gia các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc phân tích những dự báo về chuyến công du quan trọng này.
Tối nay, diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Australia.- Khánh Hòa kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.- Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp vay hơn 540 tỷ đồng để trả lương công nhân trong bối cảnh khó khăn về đơn hàng.- Mỹ sẵn sàng đàm phán với Nga về Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược Mới (New START) vào ngày mai.- Thái Lan không cung cấp thông tin cập nhật quá trình kiểm phiếu theo thời gian thực trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới để tránh những sai sót có thể xảy ra.
Sáng nay tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp nguyên Thủ tướng Pháp, Thị trưởng thành phố Le Harve Edouad Phillippe. Chuyến thăm lần này của ngài Edouad Phillippe đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Tổng thống Philipine Marcos đang có chuyến công du đầu tiên tới Nhật Bản- đối tác đặc biệt quan trọng với đất nước Đông Nam Á này. Theo kế hoạch, hôm nay (9/2), Tổng thống Marcos sẽ có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Kishida và yết kiến Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Michiko...Chuyến thăm Nhật Bản lần này của Tổng thống Philipine Marcos được kỳ vọng sẽ tối đa hóa tiềm năng trong quan hệ đối tác chiến lược Philippines-Nhật Bản trong tất cả các lĩnh vực và hướng tới xây dựng một mối quan hệ quốc phòng, an ninh, chính trị, kinh tế và giao lưu nhân dân gần gũi hơn. Để có cái nhìn rõ hơn về chuyến công du tới Nhật Bản của Tổng thống Philipine Marcos, phóng viên Phạm Hà, thường trú Đài TNVN tại Indonesia, theo dõi khu vực ASEAN và phóng viên Bùi Hùng, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản phân tích nội dung này.
Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa và Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã có buổi điện đàm đầu tiên kể từ khi ông Tần Cương nhậm chức. Buổi điện đàm kéo dài khoảng 50 phút, trong đó hai Ngoại trưởng đã trao đổi về những vấn đề quan trọng liên quan đến quan hệ hai nước.
Trong khuôn khổ chuyến công du loạt nước thuộc nhóm G7, dự kiến hôm nay (13/01), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington. Có thể nói, Mỹ là chặng dừng chân cuối cùng nhưng đáng chú ý nhất trong các điểm đến gồm có Pháp, Italia, Anh, Canada; cũng là chuyến thăm đầu tiên đến quốc gia đồng minh thân thiết của Nhật Bản kể từ khi ông Kishida Fumio nhậm chức. Củng cố sức mạnh liên minh Mỹ - Nhật theo hướng hiện đại hóa mối quan hệ trong bối cảnh mới là mục tiêu trọng tâm của Thủ tướng Kishida Fumio, nhằm hướng tới hiện thực hóa một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”
Cách đây 50 năm, vào đầu năm 1972, Tổng thống Mỹ Rích-chác Ních-xơn (Richard Nixon) là nguyên thủ đầu tiên của Mỹ tới thăm Trung Quốc, đưa quan hệ Mỹ - Trung Quốc bước sang trang mới, mở đường tái lập quan hệ ngoại giao song phương. Nhưng sau 50 năm mối quan hệ này ngày càng trở nên căng thẳng và năm 2022 được dự báo sẽ là một năm đầy biến động trong quan hệ Mỹ-Trung. Nếu như trong năm 2021, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đối đầu từ vấn đề thương mại, quốc phòng, ngoại giao thì xu hướng này được nhiều nhà quan sát dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2022. Trong đó, tại Mỹ, dù các thành viên Đảng Cộng hòa và Dân chủ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có ý nghĩa quan trọng và vốn chia rẽ sâu sắc nhưng đều nhất trí với nhau ở duy nhất 1 điểm là không mềm mỏng với Trung Quốc.
Những tháng cuối năm, mối quan hệ nhiều duyên nợ Nga - phương Tây liên tục căng thẳng với nhiều diễn biến mới phức tạp. Trong khi biên giới Nga - Ukraina hay khu vực Biển Đen tăng nhiệt với các cuộc tập trận, hiện diện quân sự thì cùng lúc, Nga tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở. Các bên cũng liên tục cáo buộc, răn đe và cảnh báo nhau về các động thái xâm lược hay tấn công quân sự tiềm ẩn. Quan hệ Nga-Phương Tây cũng là một trong những chủ đề nóng trong cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Putin vừa diễn ra ngày hôm qua (23/12). Giới quan sát cho rằng, năm qua, nguy cơ xung đột giữa Nga và phương Tây đã được đẩy lên mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, nhiều thời điểm thậm chí đã tiệm cận lằn ranh đỏ của những kịch bản xấu nhất.
Hôm qua (6/12), Mỹ chính thức tuyên bố sẽ không gửi các quan chức chính quyền đến dự Olympic mùa đông 2022 và Paralympic Bắc Kinh. Trung Quốc ngay lập tức kịch liệt chỉ trích động thái trên của Mỹ. Diễn biến trên cho thấy quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung đang tiếp tục phải đối mặt với “sóng gió mới”
Cuộc đối thoại trực tuyến giữa hai tổng thống Nga và Mỹ trong ngày hôm nay là một trong những sự kiện ngoại giao được quan tâm nhất thời điểm này. Có nhiều lý do để cả hai bên muốn tạo lập một trạng thái ổn định trong mối quan hệ ngoại giao được đánh giá là thấp chưa từng có giữa Moscow và Washington. Tuy nhiên những diễn biến căng thẳng xoay quanh Ukraine đặt mối quan hệ hai bên vào tình huống nhiều rủi ro. Theo giới quan sát, nếu không có giải pháp hạ nhiệt tình hình, quan hệ Nga – Mỹ có thể bị cuốn vào một vòng xoáy đối đầu mới khi cả hai dường như đều đặt ra những “lằn ranh đỏ” cho đối phương. Liệu cuộc đối thoại này sẽ giải quyết đến đâu những vấn đề an ninh mà cả Mỹ và Nga cùng quan tâm liên quan đến Ukraine và những vấn đề bất đông khác? BTV Thanh Huyền trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát – Tổng biên tập Tạp chí Bạch Dương về câu chuyện này.
Đang phát
Live