
Căng thẳng giữa NATO và Nga vừa qua sôi sục trở lại sau khi NATO thống nhất kế hoạch mới nhằm phòng vệ trước khả năng Nga tấn công trên nhiều mặt trận. Diễn biến này đã cắt đứt những nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai bên và đẩy mối quan hệ này xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Cuộc chiến ngoại giao giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang ngày một nóng lên sau quyết định Nga sẽ tạm đình chỉ phái bộ của mình tại NATO và cũng sẽ đóng cửa phái bộ liên lạc của NATO tại Nga vào đầu tháng 11 tới. Đây là biện pháp trả đũa cứng rắn của phía Nga trước quyết định của NATO liên quan đến việc trục xuất các nhân viên phái đoàn quan sát viên Nga tại tổ chức này. Việc cả hai bên Nga và NATO có những hành động đáp trả cứng rắn lẫn nhau đang đẩy mối quan hệ giữa hai bên, vốn “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” trước lằn ranh đỏ. Vậy đâu là nguồn cơn khiến mối quan hệ này có thể đổ vỡ? Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga, và phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích về nội dung này.
Hôm nay (14/09), Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc. Đây là chuyến thăm thứ 2 của ông Vương Nghị trong vòng 1 năm qua diễn ra vào thời điểm trước thềm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn-Trung. Trung Quốc muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Hàn Quốc là điều có thể thấy rõ, nhưng Hàn Quốc sẽ lựa chọn cách tiếp cận nào đối với đối tác lớn này, trong bối cảnh đồng minh Mỹ cũng đang hối thúc Hàn Quốc đứng về phía họ-đối trọng với Trung Quốc?
Tổng thống Ukraine đang có chuyến thăm Mỹ và dự kiến hôm nay sẽ gặp Tổng thống nước chủ nhà Joe Biden tại Nhà Trắng. Ông Volodymyr Zelensky là Tổng thống Ukraine đầu tiên tới thăm Mỹ sau hơn 4 năm, vì vậy, chuyến đi này được đánh giá là có ý nghĩa rất lớn với phía Ukraine, nhất là sau thời gian mối quan hệ Mỹ - Ukraine gặp không ít sóng gió dưới thời ông Donad Trump. Chuyến thăm Mỹ của ông Volodymyr Zelensky diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tập trung mọi sự chú ý cho Afganistan, nơi Mỹ vừa hoàn thành việc rút quân sau hơn 20 năm tham chiến, làm dấy lên đồn đoán về việc cuộc gặp giữa ông Biden và ông Volodymyr Zelensky có thể không nhận được sự quan tâm lớn từ phía chính quyền Mỹ. Dù vậy, giới phân tích cho rằng, cuộc gặp ít nhất cũng sẽ xác lập được tính chất mối quan hệ Mỹ - Ukraine trong giai đoạn mới, trong đó có tính đến việc Ukraine vẫn đóng vai trò quan trọng với phương Tây ở mặt trận phía Đông giáp với Nga. Vấn đề quốc tế hôm nay với sự tham gia của phóng viên Anh Tú, Thường trú Đài TNVN tại Nga và phóng viên Phạm Huân, Thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích rõ hơn vấn đề này.
Chống dịch Covid 19 - Cùng nhận thức, cùng hành động.- Năm học 2021-2022 và những lễ khai giảng đặc biệt.- Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Tái định hình quan hệ Mỹ - Ukraine.- Vướng thủ tục đầu tư công, nhiều tuyến đường huyết mạch tại miền núi chậm khắc phục.- Dịch vụ thuê robot làm việc phát triển mạnh tại Mỹ do tình trạng thiếu nhân lực.
Phó Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Kamala Harris vừa kết thúc chuyến thăm ba ngày tới Việt Nam, theo lời mời của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. Việt Nam là điểm đến thứ hai trong chuyến công du Đông Nam Á của bà Harris. Trước đó Phó Tổng thống Hoa Kỳ đã có chuyến thăm Singapore. Diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực nhờ nền tảng quan hệ đã được hai bên gây dựng, vun đắp trong 26 năm qua trên tất cả các lĩnh vực ở cả 3 bình diện song phương, khu vực và quốc tế, chuyến thăm là một cột mốc mới trong quan hệ Việt - Mỹ khi các nhà lãnh đạo cấp cao nhất trong chính quyền mới của Mỹ thăm Việt Nam chỉ trong năm đầu tiên sau khi nhậm chức trong hai nhiệm kỳ gần đây. Chuyến thăm cũng góp phần tăng cường quan hệ và mở rộng hợp tác kinh tế giữa Washington và các đối tác quan trọng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Để có cái nhìn rõ hơn về chuyến thăm Việt Nam lần này của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Sau một thời gian ổn định nội các, tân Thủ tướng Israen Naftali Bennett bắt đầu hoạt động ngoại giao đầu tiên với chuyến công du Mỹ và gặp Tổng thống Joe Biden trong ngày hôm nay. Theo giới quan sát, một trong những mục tiêu của chuyến công du này của Thủ tướng Israel là cố gắng hàn gắn mối quan hệ với chính quyền thuộc đảng Dân chủ ở Mỹ, vốn đã bị “rạn nứt” dưới thời cựu thủ tướng Benjamin Netanyahu, người có quan điểm ủng hộ đảng Cộng hòa. Ngoài ra, ông Naftali Bennett cũng sẽ tận dụng cơ hội này để bàn với nhà lãnh đạo Mỹ về những vấn đề an ninh của khu vực, nằm trong mối quan tâm chung của hai nước. BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Tuấn Nguyễn – thường trú tại Ai Cập – theo dõi khu vực Trung Đông để hiểu rõ hơn về vấn đề này:
Hôm qua (17/08), tại trụ sở Đảng Cộng sản Nhật Bản ở Tokyo, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đã hội kiến, trực tiếp trao Thư cảm ơn của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến đồng chí Shii Kazuo, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản Shii Kazuo. Đồng chí Ogata Yasuo, Phó Chủ tịch, Trưởng Ban quốc tế Đảng cộng sản Nhật Bản cùng dự buổi hội kiến.
Trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào, tối qua 9/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã chủ trì tổ chức chiêu đãi trọng thể Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam. Phát biểu tại buổi chiêu đãi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Lào và Việt Nam tuy hai mà một , tuy tiếng nói, phong tục khác nhau, nhưng là hai trái tim đồng cảm cùng chia sẻ một tương lai chung.
Công trình Nhà Quốc hội Lào là sự tiếp nối truyền thống hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào trong giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và phát triển của cả hai nước. Đây là quà tặng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào, mang biểu tượng mới của quan hệ Việt Nam – Lào.
Đang phát
Live