Tại phiên họp lần thứ 53 khai mạc vào chiều nay, Ủy ban TVQH sẽ điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15. Trước đó, những ngày qua tại trung ương và các địa phương đã tiến hành Hiệp thương lần thứ nhất điều chỉnh cơ cấu, số lượng đại biểu Quốc hội phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Tinh thần các cuộc Hiệp thương theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đó là: lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu là ưu tiên hàng đầu, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.
Hoàn thiện pháp luật là nhu cầu thiết yếu trong bối cảnh nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện với thế giới. Thời gian qua, đặc biệt là kể từ khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành, hệ thống pháp luật nước ta đã và đang được hoàn thiện một cách căn bản, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Tuy vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiếp tục được đặt ra, nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia theo các chuẩn mực quốc tế
Tại phiên họp lần thứ 53 khai mạc vào chiều 22/2, Ủy ban TVQH sẽ điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15. Trước đó, những ngày qua tại trung ương và các địa phương đã tiến hành Hiệp thương lần thứ nhất điều chỉnh cơ cấu, số lượng đại biểu Quốc hội phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Tinh thần các cuộc Hiệp thương theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đó là: lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu là ưu tiên hàng đầu, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Ghi nhận của phóng viên Lại Hoa:
Hoạt động của Quốc hội trong 5 năm qua luôn được thôi thúc mạnh mẽ bởi tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hành động vì lợi ích của Nhân dân, vì danh dự và lòng tự hào của dân tộc, vì sự phát triển bền vững của đất nước. Đó không chỉ là phương châm hành động mà còn là sự cam kết, lời hứa của Quốc hội với cử tri và Nhân dân.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Với tinh thần dân chủ, khách quan, thẳng thắn, xây dựng, trách nhiệm cao, các đại biểu cho ý kiến vào Dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Tờ trình của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về cơ cấu, thành phần, số lượng người ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV nhằm bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong các cơ quan quyền lực Nhà nước.
Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 23/5/2021. Làm thế nào để lựa chọn được những đại biểu Quốc hội xứng đáng, đủ năng lực, tài đức, thực hiện trọn vẹn vai trò đại diện dân cử trong nhiệm kỳ mới là yêu cầu và cũng là mong mỏi của cử tri. Quá trình lựa chọn không chỉ phụ thuộc vào sự sáng suốt của cử tri mà quy trình, cách thức tổ chức bầu cử đảm bảo chặt chẽ, đúng luật cũng rất quan trọng.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, Quốc hội đã dành nhiều thời gian tập trung cho công tác lập pháp, thể chế hóa kịp thời Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh tế, xã hội, cho việc kiện toàn bộ máy tổ chức, chính quyền địa phương. Quốc hội thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng các văn bản luật, thể hiện sự kiên quyết với những văn bản không đảm bảo yêu cầu. Mặc dù vậy, công tác lập pháp vẫn tồn tại những có những hạn chế, bất cập cố hữu qua nhiều nhiệm kỳ chưa được khắc phục. Đó là tình trạng luật không thống nhất, chồng chéo, mâu thuẫn, văn bản hướng dẫn luật chậm ban hành, thiếu hoặc hướng dẫn không đúng với quy định của luật. Những tồn tại này đặt ra đòi hỏi công tác lập pháp tiếp tục đổi mới trong nhiệm kỳ mới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chính thức khai mạc hôm qua. Hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng là thảo luận, quyết định đường lối, nhiệm vụ chính trị và bầu ra Ban chấp hành Trung ương nhiệm kỳ mới. Đây là hai nội dung có mối liên quan chặt chẽ và đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản trong suốt quá trình vừa qua. Cử tri và đại biểu Quốc hội tin tưởng, Đại hội sẽ đưa ra được những quyết sách đặc biệt quan trọng tiếp tục đưa đất nước phát triển bền vững.
Môi trường đầu tư kinh doanh trong vài năm trở lại đây có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mức độ cải thiện vẫn chưa đồng đều giữa các bộ ngành, lĩnh vực, địa phương… thấp hơn kỳ vọng của doanh nghiệp”. Chính vì vậy, việc Luật Ðầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1-1-2021 được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa cả về chất lượng và số lượng doanh nghiệp
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vừa tổ chức ngày 21/1, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là cơ hội để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, thực sự có đủ đức, đủ tài, đủ trình độ, ngang tầm nhiệm vụ. Vậy, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có những điểm đáng chú ý như thế nào và làm sao để lựa chọn người xứng đáng, đại diện cho tiếng nói của cử tri? Câu chuyện Thời sự hôm nay, chúng tôi mời Tổng thư ký, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia cùng trao đổi nội dung này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live