Lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026.- Khuyến nghị của Kho bạc trong việc đảm bảo an toàn giao dịch điện tử qua dịch vụ công.- Bầu cử Israel - phép thử chính sách của Thủ tướng Benjamin netanyahu.
Dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả phong trào hành động cách mạng, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên.- Sáng mai khai mạc kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 14. Kỳ họp sẽ dành khoảng 7 ngày để xem xét, kiện toàn một số vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước và Quốc hội.- Hà Tĩnh và Bắc Giang là hai địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.- Thêm 15 tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm văc-xin COVIVAC trong sáng nay. Đây là vaccine phòng COVID-19 thứ 2 do Việt Nam sản xuất đang thử nghiệm lâm sàng.- Bộ trưởng Ngoại giao Nga bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc. Sự tăng cường hợp tác giữa 2 quốc gia này được coi là tất yếu trước những áp lực căng thẳng trong quan hệ với Mỹ gần đây. Trong khi đó, Trung Quốc và Liên minh châu Âu vừa liên tiếp có động thái trừng phạt trả đũa nhau.- Xả súng ở một siêu thị ở Mỹ làm ít nhất 10 người thiệt mạng.
Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam giải đáp về quy định tại Hiến pháp 2013 và Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo 4 nguyên tắc:- Nguyên tắc bầu cử phổ thông,- Nguyên tắc bình đẳng,- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp,- Nguyên tắc bỏ phiếu kín.- Vậy cụ thể những nguyên tắc này là gì?
Ngày 24/3 tới đây, Kỳ họp 11, kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa 14 khai mạc. Tại kỳ họp này Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian để kiện toàn các chức danh lãnh đạo của bộ máy Nhà nước. Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của cử tri cả nước
Chất vấn và trả lời chất vấn đã và đang trở thành điểm nhấn quan trọng của kỳ họp, là sự mong đợi của cử tri, nhân dân và của chính các đại biểu Quốc hội tại mỗi kỳ họp. Thực tế hoạt động chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội vừa qua liên tục được đổi mới để nâng cao hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi chung của việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp, làm cho hoạt động chất vấn không chỉ đơn thuần là một hình thức hoạt động giám sát mà còn tương tác, bổ trợ cho các hoạt động giám sát khác cũng như thực hiện chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Dấu ấn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, chất vấn và trả lời chất vấn: Dân chủ tại nghị trường là nội dung được bàn luận với TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và nhà báo Mai Loan, Báo Đại đoàn kết.
Hiệu quả từ hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri là yếu tố quan trọng giúp cử tri đặt niềm tin mạnh mẽ hơn vào vai trò của người đại biểu dân cử. Qua đó cũng giúp cho hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước tốt hơn lên, thể hiện rõ ràng, cụ thể, kịp thời trách nhiệm của mình với cử tri và nhân dân. Tại phiên họp cuối cùng của nhiệm kỳ khóa 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 11.
Làm việc với Ban chỉ đạo công tác bầu cử tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu địa phương tuyên truyền để nhân dân hiểu biết đúng về cơ cấu, thành phần đại biểu, từ đó có những lựa chọn chính xác.- Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s tăng triển vọng của Việt Nam hai bậc lên Tích cực. Đây là sự ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của nước ta vượt xa các quốc gia có xếp hạng tín nhiệm tương đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.- Hạ viện Mỹ thông qua 2 dự luật hợp pháp hóa người nhập cư bất hợp pháp, qua đó cấp quy chế hợp pháp cho khoảng 11 triệu người nhập cư trái phép đang sinh sống tại Mỹ.- Triều Tiên tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Malaysia sau khi nước này dẫn độ một công dân Triều Tiên sang Mỹ.-Một nghiên cứu mới nhất cho thấy, sóng siêu âm có thể tiêu diệt virus Sars Cov2
Thời điểm này, hội nghị hiệp thương lần thứ 2 đã và đang được tổ chức ở trung ương và địa phương. Đây là khâu quan trọng trong quy trình bầu cử nhằm lựa chọn, giới thiệu ứng cử viên đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, năng lực, phẩm chất đạo đức. Theo quy định của luật bầu cử, Hội nghị hiệp thương lựa chọn người ứng cử đại biểu QH, đại biểu HĐND được tiến hành 3 lần. Trên cơ sở đó, cử tri sẽ thể hiện quyền quyết định lựa chọn của mình qua lá phiếu bầu. Do đó, tổ chức hiệp thương phải cẩn trọng, phát huy tính trách nhiệm của từng chủ thể, tôn trọng tính khách quan, công bằng, minh bạch, dân chủ. Vậy làm thế nào để hiệp thương là cuộc sát hạch "gạn đục khơi trong" các ứng cử viên, thể hiện được đúng ý nguyện của nhân dân? khách mời là ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng BTV Đài TNVN bàn luận nội dung này.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.- Đã giới thiệu 205 người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 ở Trung ương. Đến nay, cả nước có 77 người nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội ở 24 tỉnh, thành phố.- Bộ Nội vụ trả lời việc xử lý những sai phạm tại Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.- Tiếp xúc cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc chưa tạo được bước ngoặt.- Dự báo kinh tế thế giới năm nay tăng trưởng 4,7%.
Cuộc bầu cử Đại biểu QH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là dịp để những người đủ đức, đủ tài, đủ trí tuệ ứng cử và tự ứng cử vị trí người đại biểu dân cử. Cho đến thời điểm này, đã kết thúc việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử theo đúng quy định. Như vậy, công việc còn lại là các ứng cử viên thể hiện năng lực, chương trình hành động của mình trước cử tri.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live