Ngày 31/7, Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã tiến hành viện trợ 150 triệu Euro (khoảng 162 triệu USD) cho Chính quyền Palestine. Đây là khoản viện trợ đầu tiên trong tổng số 400 triệu Euro tiền tài trợ khẩn cấp mà EU đã "hứa hẹn" dành cho Palestine.
Những cuộc thảo luận hoàn toàn mới về vấn đề Palestine hiện đang thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Không chỉ ở các quốc gia đang phát triển ở Nam bán cầu, mà nhiều nước châu Âu cũng có dấu hiệu thay đổi chính sách, công nhận Nhà nước Palestine độc lập. Tây Ban Nha, Ailen, Xlovenia và Manta là những thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng công nhận nhà nước Palestine độc lập và dự kiến sẽ có một sự công nhận chung trước ngày 31/5. Sự thay đổi lập trường của một số nước châu Âu mang tính biểu tượng chính trị quan trọng nhưng liệu nó sẽ có tác động đến quan điểm của phần còn lại trong EU như thế nào? Nhà báo Phạm Phú Phúc – nhà quan sát các vấn đề quốc tế làm rõ hơn khía cạnh này.
Kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Israel - Hamas vào ngày 7/10 năm ngoái, bạo lực đã gia tăng mạnh tại khu vực Bờ Tây do Israel kiểm soát. Các cuộc tấn công của quân đội Israel, cũng như các cuộc tấn công của người định cư nhằm vào người Palestine tại Bờ Tây đã khiến ít nhất 500 người Palestine thiệt mạng.
Với tỷ lệ áp đảo 143 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 25 phiếu trắng, Đại hội đồng Liên hợp quốc tối qua (10-05, giờ địa phương) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc xem xét ủng hộ Palextin trở thành thành viên chính thức của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Dù chỉ mang tính biểu tượng, song việc Đại hội đồng thông qua nghị quyết này có ý nghĩa to lớn đối với qui chế và hoạt động của Palextin.
Hôm nay (19/4), các nước A rập đồng loạt lên tiếng bày tỏ thất vọng và tiếc nuối khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không thể thông qua Nghị quyết về công nhận nhà nước Palestine độc lập.
Hôm qua, chính phủ mới thành lập ở Palestine, đứng đầu là Thủ tướng Mohammad Mustafa, đã tổ chức cuộc họp nội các đầu tiên tại Văn phòng Thủ tướng ở trung tâm Bờ Tây. Cuộc họp thảo luận những ưu tiên của Chính phủ mới, trong đó có vấn đề giải quyết khủng hoảng nhân đạo tại Gaza và nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế về việc công nhận Palestine là thành viên đầu đủ của Liên Hợp quốc.
Chính phủ phê duyệt Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.- TP.HCM yêu cầu chậm nhất đến ngày 8/4, học sinh của trường Quốc tế Mỹ Việt Nam phải được quay trở lại học.- Thủ tướng Tây Ban Nha tuyên bố sẽ công nhận Nhà nước Palestin vào tháng 7 tới.- Dự luật Hôn nhân đồng giới của Thái Lan vượt qua phiên thảo luận đầu tiên tại Thượng viện nước này.- Đô cử Trịnh Văn Vinh giành tấm vé thứ 6 dự Olympic Paris 2024 cho Thể thao Việt Nam.
Công bố Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.- Cổng đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội bị quá tải ngay từ đầu giờ sáng.- Ngày đầu lấy nước đợt 2, đã có trên 95% diện tích tại vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nước gieo cấy vụ Đông xuân 2023-2024. 4 tỉnh đã lấy nước đổ ải đạt 100%.- Nát-xê, bệnh viện lớn thứ hai ở dải Gaza ngừng hoạt động, ảnh hưởng tới hàng trăm nghìn người Palestine đang tạm trú tại Khan y-u-nít và Ra-pha.- Chính quyền tỉnh Chi-ba của Nhật Bản chuẩn bị trình dự luật cho phép công chức cấp tỉnh làm việc 4 ngày một tuần.
Đối với những người Palestine đã phải rời bỏ nhà cửa do cuộc tấn công vào Gaza của Israel, hiện ngày càng lo sợ bị buộc phải rời khỏi vùng đất Gaza.
Xung đột Israel-Hamas trong tuần có thêm nhiều diễn biến mới quan trọng. Nổi bật là việc Israel đề xuất tạm dừng chiến dịch quân sự của nước này ở Dải Gaza trong 2 tháng để đổi lấy việc Phong trào Hồi giáo Hamas trả tự do cho những con tin hiện vẫn bị giam giữ tại đây. Một số người kỳ vọng, đề xuất này nếu được Hamas chấp nhận sẽ là một bước ngoặt trong cuộc xung đột kéo dài hơn 3 tháng qua tại Trung Đông.
Đang phát
Live