Không trông chờ, không ỷ lại, nhiều gia đình người Mông ở bản Cốc Lào, xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, huyện vùng cao khó khăn nhất tỉnh Bắc Kạn đã tự nguyện làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo. Ý nghĩa hơn khi việc xin thoát nghèo của họ xuất phát từ mong muốn nhường lại phần hỗ trợ cho những hộ khó khăn hơn.
Ngày 29/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 73 về khuyến khích bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Nghị định được kỳ vọng khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ đùn đẩy trách nhiệm hoặc làm việc cầm chừng do sợ sai.
Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới có trên 60% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Địa phương có 10 xã lõi nghèo (tỷ lệ hộ nghèo trên 40%), tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Thực hiện Các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai đã cụ thể hóa công tác giảm nghèo bằng nhiều giải pháp thiết thực, giúp đồng bào cải thiện sinh kế, có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
15 tuyến, 53 km đường được làm mới, bằng 1/4 tổng số km đường giao thông của toàn huyện- là kết quả mà xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai làm được trong chiến dịch làm đường giao thông nông thôn năm 2023. Và điều đặc biệt là để đạt được kết quả đáng mừng này, xã có đến 405 hộ dân đã tình nguyện hiến gần 18 ha đất để mở đường. Vậy bằng cách làm như thế nào mà chính quyền xã Kim Sơn đã vận động người dân đồng lòng hiến đất tích cực như vậy?
Tính đến thời điểm này, thu ngân sách của tỉnh Lào Cai vẫn chưa đạt kế hoạch được giao. Thu ngân sách trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 53% theo kế hoạch của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan giao, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 71% dự toán trung ương giao. Từ nay đến cuối năm đang là thời điểm nước rút để Lào Cai phấn đấu thu ngân sách theo kế hoạch được giao.
Xác định kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tỉnh Lào Cai xác định phát triển nông nghiệp phải gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển xanh, bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với thị trường toàn cầu. Thời gian qua, địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm xây dựng thành công chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng đến sản xuất theo vùng tập trung gắn với phát triển chuỗi giá trị nhằm nâng cao nhận thức, tạo động lực để người dân thực hiện theo định hướng chung của địa phương.
Nhờ đổi mới chương trình, phương pháp, nội dung giảng dạy nên thời gian qua có tới 80% sinh viên, học viên tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái tìm kiếm được công việc phù hợp với ngành nghề và trình độ đào tạo. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh cũng có đủ nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Công đoàn Việt Nam đề xuất các cấp nghiên cứu giảm giờ làm việc của lao động trong doanh nghiệp dưới 48 giờ mỗi tuần, tiến tới 40 giờ, bằng với khu vực nhà nước. Đây cũng là một trong tám kiến nghị của người lao động cả nước được Công đoàn Việt Nam tập hợp, chuyển tới lãnh đạo cấp cao tại Đại hội công đoàn lần thứ 13 vừa qua. Vấn đề này cũng được đặt ra trong Bộ Luật Lao động năm 2019, khuyến khích doanh nghiệp giảm giờ làm cho người lao động dưới 48 tiếng mỗi tuần. Nhưng ghi nhận thực tế, không có nhiều doanh nghiệp áp dụng. Việc giảm giờ làm dưới 48 tiếng mỗi tuần, cần điều kiện cần và đủ như thế nào để phù hợp với thực tế hiện nay?
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, chiều tối (4/12), tại Thủ đô Vientiane, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào Nguyễn Đắc Vinh đã tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam Boviengkham Vongdala.
- Lào Cai hỗ trợ công nghệ chế biến nông lâm sản
Đang phát
Live