Lào Cai là tỉnh biên giới với nhiều lợi thế, là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường các tỉnh Tây Nam, Trung Quốc. Với lợi thế cơ sở hạ tầng, cửa khẩu được xây dựng hiện đại, thủ tục thông quan thông thoáng đã thu hút nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai và hiện nay Lào Cai đang thực sự là cầu nối giao thương quan trọng với thị trường miền Tây Nam, Trung Quốc.
Giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá tại cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai từ đầu năm đến nay đạt trên 1,13 tỷ đô la, tăng 39% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, sau nhiều năm, cửa khẩu này xuất siêu với kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu. Hoạt động xuất khẩu qua đây đang mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp.
Để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, cùng với việc tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp theo các ngành hàng chủ lực, tỉnh Lào Cai còn có nhiều hỗ trợ, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm.
Tỉnh Lào Cai có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất cây dược liệu, là 1 trong 8 vùng trọng điểm về sản xuất cây dược liệu trên cả nước. Nhằm phát triển các nhóm cây dược liệu, đặc biệt là các loại dược liệu đặc hữu, dược liệu quý thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, từ nay đến năm 2030, tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch và chương trình OCOP.
Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ nhất sẽ diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào tới đây. Hội nghị lần này sẽ thảo luận nhiều vấn đề nhằm tăng cường vai trò của Nghị viện trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ nhất và thăm Lào từ ngày 4 đến 7/12/2023 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Saysomphone Phomvihane. Đây là sự kiện hết sức quan trọng và mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ giữa quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam. Nhân dịp này, PV Đài TNVN thường trú tại Lào có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch Quốc hội thường trực Lào, bà Sounthone Xayachak về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của Hội nghị, cũng như các nội dung chính mà Hội nghị sẽ thảo luận…
Tuy là tỉnh khó khăn, nhưng Lào Cai là một trong những tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới của cả nước. Tuy vậy, sau khi Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025 được ban hành, tỉnh Lào Cai đã rà soát, đánh giá lại các tiêu chí, và hầu hết các xã “rớt chuẩn” so với bộ tiêu chí mới, gây ảnh hưởng đến công tác xây dựng nông thôn mới của các địa phương, đặc biệt là các xã vùng cao, biên giới. Bài viết: “Gỡ nút thắt trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai” đề cập thực trạng này và giải pháp của địa phương để nâng chất cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Năm 2023, tỉnh Lào Cai được Trung ương giao trên 1.700 tỷ đồng để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó vốn đầu tư 873 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 829 tỷ đồng. Đến hết tháng 9, tỷ lệ giải ngân vốn mới đạt 45%. Tỉnh Lào Cai đang chỉ đạo quyết liệt nhằm giải ngân vốn của các Chương trình này.
Lào Cai là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chính vì vậy trong nhiều năm qua, Lào Cai luôn chú trọng phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú nhằm đảm bảo cơ hội học hành bình đẳng cho tất cả các em. Từ việc chú trọng phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú không chỉ giúp xóa mù chữ, xóa đói giảm nghèo mà còn tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
Quế là một sản phẩm chủ đạo trong chiến lược phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung của tỉnh Lào Cai, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng cao. Nhằm nâng cao giá trị cây quế, sản phẩm từ quế, những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn chú trọng phát triển các vùng quế hữu cơ theo chuỗi giá trị, hướng tới xuất khẩu.
Đang phát
Live