Gần 87% doanh nghiệp trên cả nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Ccovid 19, nguồn lực dự trữ đang dần cạn kiệt; 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, 12.200 đơn vị đã hoàn tất thủ tục giải thể; 90% Hợp tác xã bị giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận do đứt gãy chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản và dịch vụ Trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.
- Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn cho người lao động. - Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Đăng Minh, Viện Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch công ty tư vấn GKM Việt Nam về những mô hình điều chỉnh sản xuất kinh doanh thời Covid.
Hệ thống pháp luật của nước ta trong những năm gần đây đã từng bước được hoàn thiện, góp phần ổn định và thiết lập trật tự xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng trên thực tế vẫn còn một số hạn chế, như cồng kềnh, mất cân đối, không nhất quán, khó kiểm soát, khó áp dụng… Liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh hiện nay cũng đang có tới hàng chục đạo luật cùng nhiều văn bản dưới luật, có những quy định chồng chéo, bất cập, gây khó cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Thực tế này đòi hỏi Chính phủ, các bộ ngành địa phương cần tiếp tục có những động thái mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm đáp ứng mong mỏi của người dân và doanh nghiệp:
Chỉ thị phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp, vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, yêu cầu các địa phương khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo phục hồi sản xuất.- Số ca khỏi bệnh covid-19 tiếp tục tăng kỷ lục.- Một dự án nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên Việt Nam đạt giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo kinh doanh xã hội năm 2021” ở Canada.- Mỹ lo ngại về hành động quân sự gây hấn của Trung Quốc gần lãnh thổ Đài Loan.- Triều Tiên bất ngờ thông báo bắt đầu nối lại các đường dây nóng liên Triều từ sáng nay.
Theo Chỉ thị về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, sẽ có 14 hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ được phép hoạt động. Tuy nhiên việc mở cửa sẽ không đồng loạt vào ngày mai (1/10) mà sẽ theo lộ trình và tuỳ tình hình thực tế.
Thủ tục rườm rà là một trong những lý do khiến ngành thuế tỉnh Đắk Lắk mới nhận được 500 hồ sơ trong tổng số hàng chục nghìn hộ kinh doanh ở địa phương này được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Chiều nay 27/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “COVID-19 và FDI: Tác động và triển vọng”, để các đại biểu cùng bàn luận và chia sẻ về môi trường đầu tư ổn định, an toàn và hấp dẫn với nhiều tiềm năng, lợi thế nổi trội của Việt Nam, nhất là trong thời điểm dịch COVID 19 diễn biến phức tạp. Tham gia Toạ đàm có Lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Y tế; lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh; tỉnh Đồng Nai và đại diện doanh nghiệp FDI. PV Xuân Lan đưa tin:
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ, bắt đầu tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76.- Ngày đầu Hà Nội nới lỏng giãn cách và cho phép mở lại một số loại hình kinh doanh, dịch vụ, lượng người và phương tiên đổ ra đường khá đông, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát.- Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines hoàn thành toàn bộ tài liệu và công tác chuẩn bị để Cục An ninh Vận tải Hoa Kỳ xem xét phê chuẩn cấp phép cho hãng khai thác các chuyến bay thẳng thường lệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.- Liên minh châu Âu hoãn cuộc họp trù bị với Mỹ để phản đối thỏa thuận tàu ngầm với Australia.- Ngày Quốc tế hòa bình: Chủ đề của năm nay là phục hồi tốt hơn vì một thế giới bình đẳng và bền vững.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Cuba.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu 2 phương pháp điều trị cho bệnh nhân COVID-19.- Bộ Y tế cho phép các địa phương tự quyết định việc rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vaccine AstraZeneca.- Pháp vận động các đồng minh châu Âu trừng phạt Australia.- Nga cáo buộc Liên minh châu Âu về tiêu chuẩn kép do các chỉ trích cuộc bầu cử vào Duma quốc gia.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và ban hành kịp thời nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tình hình dịch Covid-19 trong nước diễn biến hết sức phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề nay lại càng khó khăn hơn. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Mục tiêu của Nghị quyết là tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thấp nhất số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh.
Đang phát
Live