Chi phí không chính thức: “Tham nhũng vặt” cần phải loại trừ.- Trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân và quyền miễn trừ của Đại biểu Hội đồng nhân dân.- Quản lý thị trưởng Lạng Sơn tạm giữ 1.600 chiếc đồng hồ đeo tay hiệu CASIO có dấu hiệu là hàng giả.- Thông điệp liên bang và tầm nhìn đối nội, đối ngoại của nước Nga.- Dự báo tín dụng tăng trưởng mạnh từ quí 2.- Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan về sự thay đổi tư duy để xây dựng hệ sinh thái kinh tế nông nghiệp.- Giải pháp nào để hộ kinh doanh lớn thực hiện kê khai thuế?- Bảo hiểm giá rẻ giúp nông dân Kenya vượt qua khó khăn do biến đổi khí hậu.
Dịch bệnh Covid-19 khiến các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp có phần bị chậm lại”. Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo công bố Báo cáo Chương trình cải cách môi trường kinh doanh Việt Nam: Góc nhìn từ doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng nay, tại Hà Nội.
10,13 tỷ USD là tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021. Theo nhìn nhận của nhiều doanh nghiệp ngoại, Việt Nam vẫn là quốc gia có môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn nhất khu vực châu Á trong những năm tới. Để có được kết quả này, một trong những khâu đột phá được thực hiện đó là cải cách hành chính, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Cải cách hành chính được nhiều địa phương xác định là nhiệm vụ trong tâm và được đưa vào Nghị quyết Đại hội đảng bộ nhiệm kỳ này, do đó đã có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.
- Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.- Doanh nghiệp chủ động thích ứng, bản lĩnh, sáng tạo – Góp phần hiện thực hóa khát vọng Việt Nam 2045.- Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới.
Thời gian qua, việc xây dựng và hoàn thiện, thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được đẩy mạnh, đáng chú ý, người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn trong việc bảo vệ quyền lợi. Nếu như trước đây, khi quyền lợi bị xâm phạm, người tiêu dùng còn khá e dè trong việc phản ảnh với cơ quan chức năng, thì nay, họ đã chủ động hơn trong vấn đề này.
Nội dung chính:- Từ Nghị quyết 19 đến Nghị quyết 02: bước chuyển mạnh mẽ về tư duy và hành động cải cách môi trường kinh doanh. (Bài 1 của Loạt bài: Nhìn lại điều hành của Chính phủ giai đoạn 2016-2020).- Ngành Tài chính thực hiện thắng lợi mục tiêu thu ngân sách năm 2020 và những vấn đề đặt ra cho kế hoạch thu ngân sách năm 2021.
Ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây là thông lệ từ đầu nhiệm kỳ đến nay, khi Chính phủ đều đặn ban hành nghị quyết hàng năm về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bám sát các tiêu chí và thực hành quốc tế. Đó là các Nghị quyết số 19 các năm từ 2014 đến 2018 và Nghị quyết số 02 các năm 2019 và 2020 đề ra mục tiêu cho cả năm 2021. Với việc triển khai các nghị quyết này hàng năm, hàng nghìn rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh đã được dỡ bỏ; nhiều yếu tố, vấn đề về xã hội, quản lý, quản trị liên quan tới chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia được chú trọng chỉ đạo giải quyết. Thứ hạng của Việt Nam trong tất cả các bảng xếp hạng quan trọng của quốc tế đều được cải thiện. Năm 2021, để tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 với yêu cầu tập trung hoàn thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể năm 2021 đã đề ra tại Nghị quyết số 02 ngày 1/1/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
- Tiếp tục ngày làm việc của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần 13 của Đảng, các đại biểu thảo luận tại Đoàn về tiêu chuẩn, cơ cấu Ban chấp hành T.Ư khóa 13; nghiên cứu danh sách giới thiệu ứng cử, đề cử Ban chấp hành T.Ư khóa 13.- Số liệu Tổng cục Thống kê công bố cho thấy: sản xuất công nghiệp, tình hình đăng ký doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục khởi sắc trong tháng 1 này.- Nước ta ghi nhận thêm 9 ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng sáng 29/1. Bộ Y tế đã chỉ đạo các bộ phận liên quan thiết lập 3 bệnh viện dã chiến tại Hải Dương. Nhiều tỉnh thành phố kích hoạt lại bộ máy chống dịch ở mức cao nhất.- Sau Quảng Ninh và Hải Dương, chính quyền thành phố Hải Phòng quyết định cho toàn bộ học sinh nghỉ học từ 29/1/2021. Nhiều trường Đại học đã lên kế hoạch cho sinh viên nghỉ Tết sớm hơn dự kiến.- Trên thế giới, số ca mắc COVID-19 đã vượt mốc 102 triệu và khiến hơn 2 triệu 200.000 người thiệt mạng.- Quĩ tiền tệ Quốc nhận định, gánh nặng nợ công toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm qua, song các nhà hoạch định chính sách phải tiếp tục hỗ trợ để vực dậy các nền kinh tế và tài trợ cho chương trình tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19.
Theo thống kê mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2020 vừa qua, có 17 luật, 158 nghị định, 39 quyết định cùng 310 thông tư được các cấp có thẩm quyền ban hành. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành giảm so với trung bình các năm trước đó. Với các doanh nghiệp, điều này là tín hiệu rất khả quan về cải thiện, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp.
Nội dung chính:* Đổi mới mô hình tăng trưởng - Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam.* Kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021 và định hướng chính sách.
Đang phát
Live