Giảm ban hành văn bản cấp thông tư cho thấy chất lượng thể chế kinh doanh tốt hơn. Đây là một trong những nhận định tích cực đáng chú ý tại Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2020, được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố mới đây. Nhưng bên cạnh đó, Báo cáo cũng ghi nhận vẫn còn những tồn tại, vướng mắc “cố hữu” về thể chế kinh doanh chưa được sửa đổi, như việc gia tăng biện pháp quản lý quá mức cần thiết, hoặc có những can thiệp không cần thiết vào thị trường. Thực tế này cho thấy, thúc đẩy cải cách thể chế kinh doanh cần cách tiếp cận mới trong bối cảnh mới, chú trọng vào hiệu quả thực thi chính sách. Chúng tôi bàn luận về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Phan Đức Hiếu, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
- Ném đá vỡ kính ô tô trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn: Cần lên án và xử lý nghiêm.- Thúc đẩy cải cách thể chế kinh doanh- Cần cách tiếp cận mới trong bối cảnh mới.- Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán.- Căng thẳng Mỹ-Iran gia tăng với những động thái cứng rắn từ cả hai phía.- Châu Âu bước đầu phê duyệt thực phẩm từ côn trùng.
-Đến nay cả nước có 61/ 78 cơ quan, tổ chức, địa phương hoàn thành sắp xếp, quy hoạch báo chí theo QĐ của Thủ tướng Chính phủ. - Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong năm nay. - Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường về những giải pháp chính hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao.- Hôm nay nhiều tỉnh thành phố phía Bắc chìm trong giá rét. -QH Mỹ vô hiệu hóa quyền phủ quyết của Tổng thống Donald Trump đối với dự luật quốc phòng.- Philipin mở rộng lệnh tạm cấm nhập cảnh với công dân 21 quốc gia và vùng lãnh thổ để ngăn chặn sự lây lan biến thể mới của virut sars-cov2.
Hơn 6.000 bị hại tại 49 tỉnh, thành phố tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp do Lê Xuân Giang cầm đầu, với số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 1000 tỷ đồng là những con số đáng chú ý trong vụ án 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản' xảy ra tại Công ty CP Liên Kết Việt, đang được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm. Vì sao nhiều người dính bẫy của hoạt động bán hàng đa cấp trá hình đến vậy? Phải chăng do các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng, công tác quản lý còn chồng chéo, thiếu đồng bộ? Cần hoàn thiện pháp luật như thế nào để sớm ngăn chặn, không để các doanh nghiệp bán hàng đa cấp trá hình lừa đảo người dân? Đây là nội dung được bàn luận với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO.
- Hiện thực hóa khát vọng tự cường – công nghệ số phải mang sứ mệnh tiên phong.- Hoàn thiện pháp luật để ngăn chặn hoạt động kinh doanh đa cấp trá hình lừa đảo người dân.- Anh và Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit.- Diễn biến phức tạp của tội phạm ma túy tại các tỉnh biên giới Tây Nam.- Anh tiếp tục phát hiện thêm biến thể mới của virus Sars-CoV2.
Sau 5 năm từ khi khởi tố vụ án, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đang xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Công ty Liên Kết Việt) - vụ án từng gây xôn xao dư luận bởi cách thức và phương thức hoạt động lừa đảo tinh vi. Công ty Liên kết Việt có mạng lưới 34 chi nhánh, lừa đảo gần 2.100 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 1.121 tỉ đồng... Những người đứng đầu Liên kết Việt rồi sẽ phải chịu trách nhiệm vì tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thế nhưng phía bên ngoài song sắt là cuộc đời của 68.000 người đang lao đao. Từ câu chuyện của Liên Kết Việt đặt vấn đề liệu đây có phải là lỗ hổng pháp lý hay sự hám lợi và buông lỏng quản lý kinh doanh đa cấp? Đây là chủ đề chúng tôi bàn luận với sự tham gia của Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
- “Cơn bão” đa cấp của công ty Liên kết Việt: lỗ hổng pháp lý hay sự hám lợi và buông lỏng quản lý kinh doanh đa cấp?- Căn bệnh U nguyên bào võng mạc hay còn được gọi là ung thư võng mạc.- Không khí Noel đang hiện diện trên từng ngôi nhà, từng con phố.
Theo ước tính, tăng trưởng kinh tế GDP của nước ta năm nay có thể đạt từ 2,5 đến 3%, đây là mức tăng đáng ghi nhận trong bối cảnh các nước trên thế giới đều sụt giảm mạnh tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng âm vì tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Có thể nói, kết quả này đã cho thấy đóng góp của Chính phủ trong điều hành kinh tế năm nay, giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và khơi thông dòng chảy kinh doanh. Tuy nhiên, nếu điểm tên các sự kiện thì dường như năm nay Chính phủ dồn toàn lực vào các giải pháp cấp bách để phòng chống dịch Covid-19, có phần lơi lỏng việc nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách dài hạn về môi trường kinh doanh.
- Quản lý thị trường An Giang tạm giữ 7.500 chiếc khẩu trang và nhiều mỹ phẩm không hóa đơn chứng từ.- Khánh Hòa: tạm giữ trên 200 sản phẩm hàng hóa không nguồn gốc xuất xứ.- Thanh Hóa: xử phạt 400 triệu đồng cá nhân kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc.- Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện và ngăn chặn kịp thời 2 công ten nơ găng tay y tế đã qua sử dụng.
Chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận các thị trường lớn một cách hiệu quả. Đó là khẳng định của các chuyên gia, diễn giả và đại diện doanh nghiệp tham gia hội thảo “Thúc đẩy DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chuyển đổi số thành công trên nền tảng thương mại điện tử” do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức ngày 27/11/2020 tại Hà Nội.
Đang phát
Live