Ngân hàng Nhà nước tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn về hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp.- Sau báo cáo tài chính 2022, nhiều doanh nghiệp có thể bị huỷ niêm yết, do kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.- Ngập tràn sắc đỏ, thị trường chứng khoán cuối tuần qua có phiên giao dịch thanh khoản thấp nhất trong 3 năm gần đây.
Sáng nay (12/2), trong khuôn khổ chương trình “Dân hỏi - Chính quyền trả lời” với chủ đề: “Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư” do Hội đồng nhân dân TP.HCM tổ chức, nhiều ý kiến cử tri quan tâm đặt vấn đề về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này, nhất là tiền sử dụng đất, giá trần cho thuê đất; Giải pháp mạnh mẽ của chính quyền trong việc sửa chữa hoặc di dời giải tỏa các nhóm chung cư cũ chỉnh trang bộ mặt đô thị, tạo nguồn cung nhà ở mới cho người dân…
Năm 2022, trong thành công chung của cả nước, có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, trong đó có nhiều điểm sáng, như công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử; góp phần khơi dậy và huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
Những ngày này hiện tượng một số cửa hàng xăng dầu nghỉ bán, hoặc bán cầm chừng với lý do thiếu nguồn cung hoặc đầu mối, thương nhân phân phối “chiết khấu kinh doanh 0 đồng” lại tiếp diễn. Trong bối cảnh đó, việc sửa đổi Nghị định 83 và 95 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu tiếp tục được đưa ra lấy ý kiến. Những thông tin về “quả bóng trách nhiệm” giữa Bộ Công Thương và Bộ Tài chính lại được xới lên, khi Bộ Tài chính đề xuất giao toàn bộ việc điều hành giá cho Bộ Công Thương, còn Bộ Công Thương đề xuất nhiều phương án, trong đó có phương án giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành trong công tác quản lý đối với mặt hàng xăng dầu như trước… Vậy, đâu mới là phương án phù hợp trong công tác điều hành giá xăng dầu hiện nay?
Năm 2022 cả nước đã có hơn 208 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động - con số kỷ lục từ trước đến nay. Song, số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc rút lui khỏi thị trường cũng ghi nhận ở mức rất cao, với hơn 143.000 doanh nghiệp. Bên cạnh những tác động từ bên ngoài thì vẫn còn rất nhiều tồn tại từ chính các điều kiện kinh doanh, thủ tục rườm rà, thậm chí là chất lượng của các văn bản pháp luật chưa thực sự tốt. Đặc biệt là văn bản hướng dẫn thực thi còn chậm và chồng chéo... cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cùng bàn luận câu chuyện này.
Với việc cắt bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh thời gian qua đã giúp môi trường kinh doanh được tự do, an toàn hơn. Song theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hiện chất lượng của các văn bản pháp luật chưa thực sự tốt, đặc biệt, là các văn bản hướng dẫn thực thi còn chậm và chồng chéo... Điều này đã và đang khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực tiễn áp dụng.
Năm qua, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực; trong 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt, 1 chỉ tiêu xấp xỉ đạt, 1 chỉ tiêu không đạt. Năm 2023 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, Chính phủ thống nhất phương châm điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cuơng, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả".
Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển, dòng vốn FDI đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, vì đây là ngoại lực bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với nỗ lực của Chính phủ trong cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong những năm qua, nước ta đã thu hút được một số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI.
Năm qua, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các Bộ ngành địa phương, công tác cải cách hành chính đã được triển khai toàn diện, đồng bộ và thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước.
Năm 2021 đã khép lại, đến thời điểm này có thể khẳng định, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như phòng chống dịch bệnh.
Đang phát
Live