Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 diễn ra tại Labuan Bajo của Indonesia từ ngày 09-11/05. Nước chủ nhà Indonesia đã chuẩn bị cơ sở vật chất hạ tầng cũng như đảm bảo an ninh để hội nghị diễn ra suôn sẻ.
Chiều 7/3, kết thúc ngày thứ 3 diễn ra chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Nhật Bản tại Thanh Hoá. Điểm nhấn là Hội nghị kết nối Thanh Hoá – Nhật Bản 2023. Đây là tiền đề quan trọng để các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng, nhà đầu tư nước ngoài nói chung, tiếp tục tìm hiểu cơ hội và đầu tư vào Thanh Hoá với những cơ chế chính sách đặc biệt. Phóng viên Sỹ Đức phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá về nội dung này.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 42 sẽ diễn ra tại Luaban Bajo của Indonesia từ ngày 09-11 tháng 5 tới. Các nhà lãnh đạo Timor-Leste sẽ lần đầu tiên tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 với tư cách quan sát viên. Phạm Hà phóng viên Đài TNVN thường trú tại Indonesia phỏng vấn Đại sứ Timor Leste tại Indonesia Filomeno Aleixo da Cruz về hội nghị lần này.
Sau một ngày rưỡi tập trung thảo luận về các nội dung quan trọng, mang tính định hướng chiến lược, căn cơ, lâu dài cho sự phát triển của Thủ đô, sáng nay (27/4), Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ 12 đã bế mạc. Hội nghị đã thống nhất cao với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kết luận Hội nghị.
Sáng nay 26/4, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khai mạc Hội nghị lần thứ 12, thảo luận, cho ý kiến về 5 nội dung quan trọng, trong đó có: Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050... Đây là những nội dung mang tính định hướng chiến lược, căn cơ, lâu dài cho sự phát triển của Thành phố. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì hội nghị.
Cùng nhau hội tụ tại thị trấn nghỉ dưỡng Karuidawa, tỉnh Nagano, miền Trung Nhật Bản từ ngày 16-18/4, các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang đối diện với hàng loạt thách thức và khó khăn. Đó là cuộc xung đột Nga-Ucraina, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, các vấn đề địa chính trị ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như an ninh năng lượng, lương thực, biến đổi khí hậu…Hội nghị Ngoại trưởng G7 với sự tham dự của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Canada, Italia và Liên minh châu Âu (EU), còn nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra ở thành phố Hiroshima vào tháng 5 tới. Phóng viên Bùi Hùng - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản thông tin rõ hơn về Hội nghị quan trọng này.
Hôm nay, tại Nagano, Nhật Bản, Hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 tiếp tục thảo luận những nội dung quan trọng liên quan đến tình hình thế giới. Đó là biện pháp tăng cường giữa các bên hướng tới thực hiện Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, tình hình xung đột Nga-Ucraine, vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân, hạt nhân của Triều Tiên…sẽ được các Ngoại trưởng tập trung thảo luận.
Hội nghị mùa xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang diễn ra tại thủ đô Washington của Mỹ từ ngày 10/4 đến ngày 16/4. Đây là hội nghị quan trọng mở đầu năm 2023 của hai thể chế đa phương này nhằm thảo luận biện pháp ứng phó với những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh nhiều dự đoán cho thấy kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 1990 với mức tăng trung bình trong 5 năm tới chỉ là 3%. Nội dung được dư luận chờ đợi trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị lần này là những cải tổ của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hỗ trợ hiệu quả hơn, công bằng hơn cho các quốc gia đang gặp khó khăn, trong đó có cải cách cơ chế cho vay của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, những cuộc thảo luận trong một tuần hội nghị dự kiến sẽ không dễ dàng bởi quan điểm khác nhau giữa hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển.
Sáng nay (4/4) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (khóa XIX) tổ chức Hội nghị lần thứ 21 đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I; nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023 và một số nội dung quan trọng khác.
Bắt đầu từ hôm nay (4/4), Hội nghị Ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại thủ đô Bruxelles của Bỉ trong hai ngày. Dự kiến, nhiều vấn đề nóng sẽ phủ bóng các cuộc thảo luận của các nhà ngoại giao hàng đầu của khối, như vấn đề Ucraine, cách thức ứng phó với Nga hay chính sách kiềm chế Trung Quốc... Một trong những nội dung quan trọng không kém là vấn đề mở rộng khối với việc Thổ Nhĩ Kỳ vừa “bật đèn xanh” cho Phần Lan gia nhập NATO. Cùng đó là nhu cầu tăng cường thống nhất, đoàn kết nội bộ NATO trong bối cảnh lá đơn xin gia nhập của Thụy Điển vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của 2 thành viên cuối cùng là Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đang phát
Live