
Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Sau kỳ họp, cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để chỉnh lý dự thảo Luật. Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về một số vấn đề lớn của Dự án Luật, nhiều đại biểu đề nghị, cần cụ thể hóa chính sách của Nhà nước cho thanh niên.
Môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp, xuất hiện những sự cố môi trường lớn, đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Sự bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề bảo vệ môi trường.- Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp hơn với thế và lực mới cao hơn nhiều của đất nước; nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Ủy ban TVQH nhất trí cần sửa đổi quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, đáp ứng yêu cầu phát triển.- Việt nam sản xuất thành công sinh phẩm mới, qua đó làm chủ 2 phương pháp xét nghiệm COVID-19 . Trong khi đó, trong 3 ngày qua nước ta ghi nhận 8 ca dương tính trở lại với Sar CoV2.- 30 tỉnh thành trên cả nước bắt đầu cho học sinh đi học trở lại.- Nhân dịp kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chương trình có bài viết “Bàn Cờ - căn cứ địa của lòng dân Sài Gòn”.- Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, chưa phát hiện động thái bất thường tại Triều Tiên, liên quan đến thông tin sức khỏe của Chủ tịch Kim Jong-un.- Chứng khoán châu Âu và châu Á đồng loạt tăng điểm trong bối cảnh một số nước nới lỏng các biện pháp hạn chế và Ngân hàng trung ương Nhật Bản công bố các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế.- Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, việc dỡ bỏ phong tỏa vẫn là một vấn đề hóc búa nhất hành tinh hiện nay khi vẫn chưa tìm được vắc-xin hay phương thuốc điều trị hiệu quả nhằm đẩy lùi Covid-19.
Thời điểm này, đa số các hộ tiêu dùng điện đã nhận được thông báo về hóa đơn tiền điện tháng 4. Rất nhiều ý kiến thắc mắc về việc số tiền điện phải trả tăng cao hơn nhiều so với tháng trước, cũng như đặt câu hỏi về chính sách giảm giá điện do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà Chính phủ, Bộ Công Thương cũng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thông tin những ngày gần đây. Vì sao hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao? Và khi nào thì người sử dụng điện sẽ được hưởng chính sách giá điện giảm do tác động của dịch Covid-19? Khách mời là PGS. TS Bùi Xuân Hồi - Giảng viên cao cấp Bộ môn Kinh tế năng lượng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội bàn luận về những nội dung này.
- Vì sao hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao? Khi nào người sử dụng điện được hưởng chính sách giá điện giảm do tác động của dịch Covid-19?- ASEAN đoàn kết để vượt qua dịch bệnh Covid-19.- Thành phố Hồ Chí Minh: Kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất khẩu trang giả mạo tên thương nhân, địa chỉ.- Trong tháng 3: Hơn 32.000 tài khoản chứng khoán được mở mới.