
Dù đã bị thu hồi chỉ sau 2 ngày ban hành, nhưng công văn của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19, có liệt kê 12 sản phẩm thuốc y học cổ truyền và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị COVID -19 đã khiến nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng có trong danh mục tăng giá chóng mặt, từ vài trăm nghìn lên tới 1 đến 2 triệu đồng/hộp. Thậm chí còn khan hiếm tới mức, khách hàng muốn mua phải đặt cọc trước để chủ hiệu thuốc đặt hàng mới có sản phẩm. Chưa bàn đến chất lượng, tác dụng thực sự của sản phẩm, nhưng trong thời điểm dịch bệnh, người dân đang khó khăn, chuyện dựa vào chính sách để đột ngột tăng giá, kiếm lời được xem là hành vi thiếu đạo đức và cần được lên án, xử lý nghiêm. Đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực y, dược, liên quan đến tính mạng, sức khỏe con người. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia Tp.HCM, Trưởng VP Luật sư Nguyễn Văn Hậu và cộng sự bàn luận về vấn đề này:
Trục lợi chính sách trong phòng chống dịch – hành vi cần lên án.- Tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afganistan.- Loạt bài: “FTA & Vị thế của một Việt Nam chủ động hội nhập”, phần 3: “FTA mới & chiến lược hội nhập mới”.- Sử dụng công nghệ “đếm thời gian” chuẩn xác tại Olympic Tokyo 2020.
Trong những năm qua, công tác chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm với nhiều chính sách đã được triển khai. Mới đây nhất ngày 24/07, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75 quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Chính sách với người có công không ngừng được hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện cho các thương binh, gia đình liệt sĩ được hưởng những chính sách ưu đãi, có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương, tiếp tục phấn đấu, vượt khó có những đóng góp nhất định cho xã hội.
Các tỉnh trong khu vực BĐSCL hiện đang khẩn trương lập danh sách, rà soát nhóm đối tượng lao động tự do để hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hiện những người bán vé số lẻ bắt đầu nhận được khoản hỗ trợ này.
Các tỉnh trong khu vực BĐSCL hiện đang khẩn trương lập danh sách, rà soát nhóm đối tượng lao động tự do để hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hiện những người bán vé số lẻ bắt đầu nhận được khoản hỗ trợ này.
- Tai nạn tàu cá, những lo ngại trong mùa mưa bão. - Vươn khơi bám biển: "Tăng cường phổ biến chính sách và pháp luật biển cho ngư dân vươn khơi". + Cảnh sát biển phối hợp huyện đảo Bạch Long Vỹ tăng cường phổ biến chính sách và pháp luật biển cho ngư dân vươn khơi + Phỏng vấn bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ thanh tra pháp chế, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT về những văn bản luật cần biết khi vươn khơi xa
Hơn 2 tỷ đồng là số tiền mà tỉnh Đăk Nông dành để thăm hỏi tặng quà các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7) năm nay.
Trong xu hướng dân số già hóa, tỷ lệ sinh giảm, nhiều quốc gia trên thế giới phải triển khai các chính sách nhằm cải thiện tỷ lệ sinh như thiết lập những chương trình an sinh xã hội quy mô lớn để khuyến khích sinh thêm con. Tuy nhiên, quốc gia đông dân thứ 2 thế giới là Ấn Độ lại đang hướng đến các biện pháp thắt chặt và kiểm soát dân số bùng nổ. Một số bang của Ấn Độ đang xem xét thực hiện chính sách 2 con và khuyến khích các biện pháp hạn chế sinh sản nhằm kiểm soát dân số. Đây được xem là những thay đổi lớn trong chính sách dân số của quốc gia Nam Á này. Sự thay đổi đó được lý giải ra sao?
Theo một khảo sát hơn 10 nghìn doanh nghiệp trên cả nước mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại dịch Covid-19 tác động rất tiêu cực đến các doanh nghiệp khi hơn 87% số doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực, chỉ 11% số doanh nghiệp không bị ảnh hưởng gì và gần 2% vẫn kinh doanh tốt. Mặc dù trong khoảng một năm qua, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, song vẫn còn có chính sách hiện chưa thực hiện hiệu quả do điều kiện đáp ứng quá chặt chẽ, thiếu tính thực tế. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Nghị quyết khi đi vào triển khai thực hiện, kỳ vọng hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch. Nhìn lại những bất cập trong gói hỗ trợ trước để triển khai gói hỗ trợ sau cho hiệu quả là nội dung Chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.
- Cảnh sát biển phối hợp tỉnh Nghệ An thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ ngư dân - Cần có những chính sách giúp ngư dân khai thác hiệu quả.
Đang phát
Live