# Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty cổ phần tập đoàn Goldpoint về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm vi phạm. Theo đó, Cục Quản lý Dược đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm nước rửa tay SA.AD tinh chất dâu tây do chứa 3 chất không có trong thành phần công bố. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế TP Hà Nội giám sát việc thực hiện thu hồi và tiêu huỷ lô sản phẩm nước rửa tay không đúng quy định; Kiểm tra Công ty cổ phần tập đoàn Goldpoint trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm; Xử lý, xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành. Báo cáo về Cục trước ngày 22/8/2025.
# Tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 32.190 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Điều kiện thời tiết hiện tại đang rất thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, nên nguy cơ số ca mắc tiếp tục gia tăng trong thời gian tới là hoàn toàn có thể xảy ra. Số ca mắc thường có xu hướng tăng từ tháng 6 đến tháng 12 hàng năm - trùng với thời kỳ mưa nhiều trên cả nước. Một điểm đáng lo ngại khác là chu kỳ bùng phát dịch sốt xuất huyết trong những năm gần đây đang rút ngắn, từ khoảng 5 năm một lần xuống còn 3-4 năm. Tuy nhiên, Bộ Y tế khẳng định, dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm với tinh thần “từ sớm, từ xa, không để khi xảy ra dịch mới triển khai”.
# Từ đầu năm 2025 đến nay, 45 xã, phường (địa bàn Bình Thuận cũ) của Lâm Đồng ghi nhận 700 ca mắc tay chân miệng, tăng 80,4% so với cùng kỳ năm 2024 với 388 ca. Đáng chú ý, 2 tháng gần đây, số ca bệnh tăng vọt. Cụ thể, tháng 5 ghi nhận 150 ca, tháng 6 là 320 ca. Tổng số ca mắc bệnh tay chân miệng của 2 tháng (5 và 6) là 470 ca, chiếm gần 67,1% tổng số ca trong 6 tháng đầu năm. Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp. Bệnh này xuất hiện quanh năm, nhưng thường tăng tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 10 hằng năm.
# Bé trai 4 tháng tuổi, trú tại phường Hoàng Liệt, Hà Nội được xác định dương tính với virus viêm não Nhật Bản qua xét nghiệm dịch não tủy tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Trẻ khởi phát bệnh từ ngày 4/7 với biểu hiện sốt 38 độ C, co giật tay. Đây là ca bệnh viêm não Nhật Bản đầu tiên ghi nhận tại Hà Nội trong năm nay. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc giảm một trường hợp. Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cùng tên gây ra, lây truyền qua muỗi đốt. Trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng dễ mắc nhất, nhưng người lớn chưa tiêm phòng, sống hoặc du lịch tới khu vực có dịch cũng có nguy cơ bị nhiễm.
# Sau 4 ngày điều trị tích cực, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã cứu sống bệnh nhân bị đuối nước tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao. Trước đó, vào lúc 18h ngày 10/7, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả tiếp nhận bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng hôn mê, tím tái, miệng đầy dịch tiết lẫn bọt máu sau khi đuối nước, tắm tại hồ Cao Sơn. Ngay khi tiếp nhận, kíp trực cấp cứu đã khẩn trương hồi sức hô hấp, đặt nội khí quản, cho thở máy. Cùng với đó, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc - Thận nhân tạo để điều trị chuyên sâu.
# Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, một số biến chứng bao gồm: Các bệnh về tim: Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ bị nhịp tim nhanh, gây rối loạn nhịp tim, dẫn đến suy tim; Bệnh cao huyết áp: Phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra áp suất cao trong các mạch đưa máu đến phổi của người bệnh gây tăng áp phổi, tăng huyết áp; Nhiễm trùng hô hấp: Người bệnh sẽ có triệu chứng bị cảm lạnh thường xuyên, cúm hoặc viêm phổi nặng mà không thể chữa khỏi. Đây là một trong những biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bình luận