
Gần 2 năm qua, đặc biệt là sau tác động khôn lường của đợt dịch thứ 4, quan điểm “Đảm bảo an sinh xã hội – là mục tiêu, là động lực phát triển nhanh và bền vững” của Đảng, Chính phủ được thể hiện rõ nét qua hơn 70 chính sách khác nhau - liên quan tới Nghị quyết 42 năm 2020, Nghị quyết 68 năm 2021 và gần đây nhất là Nghị quyết 03 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Các chính sách nhằm tạo điều kiện cho người lao động, chủ sử dụng lao động và nhóm dễ tổn thương trong xã hội bớt khó khăn, trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai - hiệu quả không như kỳ vọng! Cùng bàn câu chuyện này với sự tham gia của ông Bùi Sỹ Lợi – Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội để đưa ra những khuyến nghị chính sách để nguồn lực này đạt hiệu quả tối ưu, trong thời gian tới.
Là một chính sách bắt buộc mang tính chất phòng ngừa rủi ro đối với học sinh, sinh viên, khi tham gia BHYT, học sinh, sinh viên sẽ được chăm sóc sức khỏe ngay tại trường học và hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay. Tuy vậy, một loạt vấn đề vẫn được các bậc cha mẹ học sinh đặt ra hiện nay, đó là : Nếu có các vấn đề sức khỏe, học sinh, sinh viên được bảo hiểm chi trả tối đa bao nhiêu? Mức đóng thế nào, gia đình khó khăn có được hỗ trợ mức đóng không? Y tế trường học sẽ tham gia chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên như thế nào? Bà Khương Thị Kiều Oanh, Trưởng phòng Quản lý thu và phát triển đối tượng tự đóng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phân tích rõ hơn vấn đề này.
Từ nhiều năm nay, vùng dân tộc thiểu số vẫn là nơi tồn tại 5 nhất, đó là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ người nghèo cao nhất. Từ thực tế đó, các chính sách, pháp luật đều dành những quy định riêng, có tính đặc thù giúp đồng bào dân tộc miền núi khắc phục được những khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đối tượng này khá nhiều, đa dạng và được nhiều lần sửa đổi song qua tổ chức thực hiện vẫn còn những bất cập.
-Vinh danh giải thưởng Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 - Chính sách nào thu hút người lao động trở lại các tỉnh phía Nam?
Xây dựng và đảm bảo chính sách hỗ trợ vượt khó Covid 19 trong dài hạn.- Đảm bảo chuỗi cung ứng, hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.- “Kỷ luật và Đồng tâm” - sức mạnh nội sinh của công nhân Vùng Mỏ và Ngành Than trên hành trình phát triển bền vững.
Thu hút FDI 10 tháng năm nay tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.- Cần có một chính sách tài khóa bằng tiền thật để hỗ trợ doanh nghiệp.- Thông tin giá kim loại trên sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam.
Trong gần 2 năm qua, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ảnh hưởng sâu rộng đến doanh nghiệp và người dân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank đã cùng ngành Ngân hàng tích cực, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ khách hàng. BTV Thanh Trường cùng ông Vũ Trọng Thắng – Phó trưởng ban Chính sách tín dụng – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) giúp quý vị và các bạn hiểu về những chính sách hỗ trợ của Agribank dành cho nhóm khách hàng này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm điển hình tiên tiến người cao tuổi lảm quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên.- Dự hội nghị cấp cao ASEAN với các nước đối tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nước tiếp tục hỗ trợ ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy phát triển đồng đều.- Quốc Hội thống nhất ban hành thí điểm cơ chế chính sách đặc thù cho 4 tỉnh thành phố gồm Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế những phải đảm bảo đồng bộ với chính sách hiện nay.- TP Hồ Chí Minh thí điểm tiêm vaccine phòng COVID 19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi.- Thủ tướng Xu-đăng, người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự đã được thả và trở về nhà tại thủ đô Khắc-tum và chịu sự giám sát chặt chẽ của quân đội.- 17 cơ quan báo chí truyền thông lớn nhất của Mỹ, trong đó có New York Times và kênh truyền hình CNN cùng tham gia cuộc chiến chống Facebook- mạng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là đợt dịch lần thứ 4 bùng phát đã khiến 1,3 triệu lao động dịch chuyển từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh. Trong đó, hơn 600 nghìn lao động di cư về quê tại các tỉnh phía Nam. Hiện, tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc mới chỉ đạt 60 đến 70% so với nhu cầu doanh nghiệp. Để khôi phục lại chuỗi lao động bị đứt gãy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang xây dựng 2 phương án cung ứng lao động qua đào tạo, góp phần bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thời kỳ hậu Covid-19. Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu cho rằng cần có giải pháp căn cơ, dài hạn và điều quan trọng nhất là phải khống chế được dịch bệnh.
Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với đề xuất mở lại các chuyến bay quốc tế. Đây là yêu cầu tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và từng bước phục hồi nền kinh tế của nước ta.- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị Chính phủ có thêm những cơ chế, chính sách hỗ trợ các mô hình liên kết trong chăn nuôi.- Mưa lớn được cảnh báo tiếp tục kéo dài đến ngày 25 tới ở các tỉnh Trung bộ có thể gây chia cắt, ngập lụt nhiều nơi.- Đặc phái viên Mỹ tức tốc đến Hàn Quốc, sau khi Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa.- Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo nguy cơ từ việc hình thành các liên minh quân sự ngoài NATO.
Đang phát
Live