
Ngành y tế có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn dân. Những thách thức của đại dịch Covid 19 đã cho chúng ta cảm nhận rõ rệt hơn về điều đó, về sự nỗ lực và cố gắng của ngành trong bảo vệ sức khỏe nhân dân. Mặc dù đã có những thành tựu quan trọng, song để đáp ứng yêu cầu, để nâng cao chất lượng hoạt động, cần có thêm những chính sách thuận lợi hơn trong đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, vật lực, hoàn thiện cơ chế quản lý, quản trị và kiểm soát tốt tình trạng trục lợi tiêu cực trong hoạt động y tế. Đây là những vấn đề được đặt ra trong phiên Phiên họp mới đây của thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội với Bộ y tế về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách giai đoạn 2016 – 2020 thuộc lĩnh vực y tế - dân số:
- Mối nguy độc tố trong pa tê Minh Chay và những vấn đề người tiêu dùng cần lưu ý - Duy Tiên, Hà Nam: Phát triển chăn nuôi bò sữa xóa đói giảm nghèo - Hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách đối với các hộ nghèo tại tỉnh Thanh Hóa
- Phổ điểm cao, có phải chất lượng tuyển sinh được nâng cao? - Hộ nghèo tỉnh Ninh Bình vươn lên nhờ vay vốn tín dụng chính sách - Chìa khóa mở cửa tương lai cho người vùng cao
Cử tuyển là việc tuyển sinh không qua thi tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Đây là chính sách nhân văn thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với việc xây dựng nguồn nhân lực cho các vùng dân tộc thiểu số. Tuy vậy, quá trình thực hiện chính sách này còn gặp những khó khăn, vướng mắc.
- Những tác động tới thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng.- Phải cải cách triệt để mới tận dụng được các cơ hội từ EVFTA.- Tận dụng cơ hội từ EVFTA: cần nỗ lực tự thân, cần đột phá thể chế chính sách.
- Cần xây dựng, sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thế nào cho phù hợp?- Ngân hàng chính sách xã hội: “Bà đỡ” cho người nghèo khắp cả nước vươn lên thoát nghèo.- Dạy học trực tuyến có thể thay thế dạy học trực tiếp, trong bối cảnh học sinh phải nghỉ học dài ngày do dịch COVID-19?- Khám phá danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Trong suốt 73 năm qua, hệ thống pháp luật, chính sách ưu đãi người có công đã không ngừng hoàn thiện để đảm bảo người có công có một cuộc sống tốt và không bỏ sót người có công. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau, đến nay, vẫn còn nhiều người có công và gia đình họ chưa được công nhận để được hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa. Cho ý kiến Dự thảo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi tại phiên 47, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đảm bảo người có công có một cuộc sống tốt và không bỏ sót.
Với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang có nhiều hành động để cuộc sống của các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn. Các chế độ ưu đãi đối với từng diện đối tượng người có công với cách mạng được quy định đầy đủ, bao phủ hầu hết các mặt trong đời sống xã hội.Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập trong việc xây dựng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người như hệ thống văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, nhiều nội dung chưa có hướng dẫn cụ thể; các chính sách ưu đãi chưa được ban hành đồng bộ; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương có lúc, có việc còn chưa chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa bao phủ kịp thời, vẫn còn tình trạng giả mạo hồ sơ, trục lợi chính sách... Làm sao để khắc phục những bất cập trong việc thực hiện chế độ, chính sách với người có công để đảm bảo người có công có một cuộc sống tốt là nội dung được bàn luận với các vị khách mời là ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục Người có công – Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội và ông Nguyễn Cao Vãng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam.
Tròn 7 năm kể từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, một số kết quả được ghi nhận như bước đầu đã khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng, lãng phí. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “tùy tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Tuy nhiên, nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn khá phổ biến. Trong khi đó, Luật đất đai 2013 không thống nhất, đồng bộ với các văn bản luật khác gây khó cho quá trình tổ chức thực hiện. Những khó khăn này đặt ra yêu cầu phải sửa đổi luật đất đai 2013. Tuy vậy, việc sửa đổi cần theo hướng nào để đảm bảo nguồn lực về đất đai được sử dụng hiệu quả, quản lý nhà nước không tạo cơ hội cho tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng phát sinh.
Đang phát
Live