Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, chiều nay 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ lên đường thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sĩ) và làm việc song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 16-23/01/2025. Nhân dịp này phóng viên Vũ Khuyên có bài: Chuyến thăm Ba Lan, Séc, tham dự Hội nghị WEF và làm việc tại Thụy Sĩ của Thủ tướng Phạm Minh Chính hứa hẹn nhiều cơ hội hợp tác mới.
Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 15-23/01. PV Đài TNVN phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng về mục đích, ý nghĩa chuyến công tác.
Chỉ còn khoảng hơn 10 ngày nữa, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng. Tuy nhiên, tuyên bố mới đây của ông về hàng loạt vấn đề đối ngoại, từ các vấn đề Ucraina và chi tiêu quân sự của NATO cho đến ý định kiểm soát kênh đào Panama và đặc biệt là việc mua lại Greenland – một vùng lãnh thổ của Đan Mạch, thành viên của Liên minh châu Âu - đã khiến các đồng minh xuyên Đại Tây Dương của Mỹ không khỏi lo ngại.
Từ ngày 1/1/2025, Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine, khi thỏa thuận trung chuyển 5 năm giữa hai nước hết hạn, đánh dấu sự kết thúc thời kỳ thống trị thị trường khí đốt châu Âu của Nga. Theo giới quan sát, diễn biến này đang tạo áp lực lên nhiều quốc gia châu Âu, ảnh hưởng lớn đến đời sống không ít người dân khu vực, nhất là khi xung đột Nga-Ukraine đã trải qua tới 3 mùa đông khắc nghiệt. Không chỉ căng thẳng giữa Nga-Ukraine, bước ngoặt này còn đang kích hoạt những căng thẳng mới trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU), khiến khối này càng thêm mâu thuẫn, rạn nứt.
Giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt trong vài ngày trở lại đây sau khi Ukraine từ chối gia hạn hợp đồng với công ty dầu khí Nga Gazprom cho phép xuất khẩu khí đốt qua lãnh thổ của mình. Thời tiết lạnh giá cùng với mức trữ lượng sụt giảm tiếp tục tác động mạnh đến giá năng lượng khiến Liên minh châu Âu lo lắng.
Với việc hợp đồng quá cảnh khí đốt qua Ucraina hết hạn, thời kỳ thống trị thị trường khí đốt châu Âu của Nga cũng kết thúc ngay vào ngày đầu Năm mới 2025. Tuy nhiên, đối với nhiều nước châu Âu, việc tìm kiếm các nguồn cung giá rẻ thay thế dòng khí đốt từ Nga không phải là việc dễ dàng.
Từ ngày 1/1/2025, Ba Lan chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong nửa đầu năm 2025. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tuyên bố, an ninh, năng lượng và năng lực cạnh tranh sẽ là những ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch của nước này. Tiếp quản ghế nóng trong bối cảnh khu vực đang đối diện những thách thức vô cùng khó khăn, khi phe cực hữu trỗi dậy mạnh mẽ, các cuộc khủng hoảng chính trị tại nhiều nước, những mâu thuẫn và bất đồng trong ứng xử vấn đề năng lượng của Nga…, Ba Lan xác định nhiệm kỳ “lèo lái” châu Âu lần này sẽ không hề dễ dàng!
Năm 2024 có thể nói là một “cơn ác mộng” của châu Âu với hàng loạt cuộc khủng hoảng tiếp diễn và thậm chí còn diễn biến nghiêm trọng hơn - từ tác động tiêu cực bên ngoài cho đến rạn nứt từ bên trong; bao trùm khắp mọi lĩnh vực như chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội. Một khu vực đã quá già cỗi, lỏng lẻo với mâu thuẫn cũ - thách thức mới, liệu sẽ phải làm gì để trụ vững trong bối cảnh địa chiến lược diễn biến phức tạp hiện nay. Đặc biệt là khi Tổng thống đắc cử tại Mỹ vốn có quan điểm “không mặn mà” với các đồng minh xuyên Đại Tây Dương và lại vừa ra “tối hậu thư” căng thẳng về thuế quan với khu vực.
Ủy ban châu Âu đang xem xét quyết định của Ba Lan về việc hỗ trợ công ty nhà nước PEJ trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới ở Lubiatowo-Kopalino.
Các nhà sản xuất ô tô châu Âu đang phải đối mặt với những quy định khí thải mới và nghiêm ngặt hơn của Liên minh châu Âu (EU) dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Theo đó, việc nâng cao năng lực sản xuất xe điện sẽ khiến các hãng xe rơi vào tình trạng đội vốn, cắt giảm năng lực sản xuất xe chạy bằng động cơ đốt trong và ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cũng như các nhà cung cấp của họ. Các chính trị gia cũng như doanh nghiệp sản xuất ô tô Châu Âu đang kêu gọi EU nới lỏng mục tiêu nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngành này vốn đang trong tình trạng lao đao.
Đang phát
Live