Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vòng đầu tiên vừa diễn ra hôm qua (30/6), đảng cực hữu “Tập hợp Quốc gia” (RN) đã giành được thắng lợi quan trọng, với hơn 33,4% số phiếu ủng hộ. Đây là kết quả không mấy bất ngờ bởi nó không khác nhiều so với dự đoán từ những cuộc thăm dò trước đó. Tuy nhiên, điều được dư luận đặc biệt quan tâm là vòng hai của cuộc bỏ phiếu vào ngày 7/7 có tiềm ẩn yếu tố bất ngờ nào không? Tương lai nước Pháp, cũng như châu Âu sẽ ra sao sau cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt này?
Từ ngày 24/6 đến 2/7, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại thủ đô Paris, Pháp, thành phố Milan, Italia và Frankfurt( Đức). Đây là một phần trong chuỗi hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại châu Âu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường Dự Hội Nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Trung Quốc và làm việc tại Trung Quốc theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab- Nữ giáo sư gốc Việt tại Anh được bầu làm viện sỹ Viện Hàn lâm Châu Âu- Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo công dân trước nguy cơ xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah- Công an TPHCM tập huấn cho tài xế xe bồn về việc nhận biết điểm mù và giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông- Liên minh Châu Âu hướng tới quan hệ đối tác an ninh quốc phòng với Nhật Bản và Hàn Quốc- Nga điều tra hành vi khủng bố trong 2 vụ tấn công ở Cộng hòa Dagestan khiến 8 người thiệt mạng
Sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, nhóm Đổi mới châu Âu (RE) và nhóm cực hữu Bảo thủ và Cải cách châu Âu (ECR) vẫn đang tranh giành kịch liệt vị trí thứ ba tại Nghị viện. Hai bên liên tục chiêu mộ những thành viên mới nhằm mục đích gia tăng sức ảnh hưởng của mình.
Từ ngày 1/7 tới, Hungary sẽ chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) cho nửa cuối năm 2024. Để chuẩn bị cho vai trò mới này, Hungary đã công bố chương trình và các ưu tiên cho nhiệm kỳ nửa năm, trong đó nhấn mạnh đến việc duy trì một châu Âu “mạnh mẽ và cạnh tranh”. Giới quan sát cho rằng, nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EU là cơ hội để Hungary khôi phục uy tín sau khi có những chính sách đi ngược với phần còn lại của khối.
Sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, dư luận đặc biệt chú ý đến quá trình lãnh đạo châu Âu lựa chọn vị trí chủ chốt trong các thể chế của châu lục, bởi đây được coi là “cuộc chiến thực sự” để phân chia quyền lực giữa các lực lượng chính trị. Trong đó, ba vị trí quan trọng nhất là Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Đại diện cao cấp phụ trách các vấn đề đối ngoại. Đây cũng là nội dung trọng tâm các cuộc thảo luận vừa diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của Liên minh châu Âu tại Brussels, Bỉ. Diễn biến khá bất ngờ là tại hội nghị, bà Ursula von de Leyen đã không nhận được sự đồng thuận để tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhiệm kỳ 2, cho dù bà được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz ủng hộ. Bởi thế, các nhà lãnh đạo châu Âu cho biết sẽ cần thêm thời gian để đưa ra lựa chọn cuối cùng – có thể là vào ngày 28/6 tới đây. PV. Anh Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích
Cuộc chiến thuế quan giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đang tăng nhiệt với việc EU mới đây tuyên bố áp thuế bổ sung lên tới 38% đối với sản phẩm xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc từ tháng 7 tới. Cộng với mức thuế 10% hiện nay, tổng thuế mà mỗi chiếc xe điện của Trung Quốc nhập vào khối này sẽ lên tới gần 50%.
Kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, có thể dẫn tới sự thay đổi ngoạn mục trong lịch sử chính trị Pháp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố giải tán Quốc hội và kêu gọi tổ chức bầu cử lập pháp sớm sau khi đảng Mặt trận Quốc gia (FN) theo đường lối cực hữu đánh bại liên minh ôn hòa của ông trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu. Cuộc bầu cử lập pháp sớm ở Pháp sẽ diễn ra vào ngày 30/6 tới, chưa đầy một tháng trước khi Olympic Paris 2024 chính thức khai mạc. Trong bối cảnh một số đảng cánh tả thành lập liên minh tranh cử còn đảng cánh hữu Những người Cộng hòa bị chia rẽ nghiêm trọng, diễn biến trên chính trường Pháp hiện rất phức tạp, khó dự đoán.
Châu Âu đang phải đối diện những cú sốc lớn sau khi kết quả cuộc bầu cử Nghị viện công bố với sự trỗi dậy mạnh mẽ của phe cánh hữu. Các đảng, liên minh cầm quyền tại hàng loạt nước như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Séc và Slovakia... đã thất bại nặng nề. Điển hình như “cơn địa chấn” tại Pháp khi phe cực hữu giành chiến thắng vang dội, gấp đôi số phiếu của đảng Phục hưng cầm quyền, khiến Tổng thống Macron phải tuyên bố giải tán quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử sớm; hay Thủ tướng Bỉ đã phải tuyên bố từ chức. Diễn biến này đang báo hiệu tương lai nào cho các nước châu Âu cũng như toàn khu vực?
Theo thông tin mới nhất về kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu vừa diễn ra trong 4 ngày qua, trên tổng số 720 ghế của Nghị viện châu Âu khóa mới. Kết quả này đã cho thấy những thay đổi như thế nào trong cơ cấu quyền lực tại cơ quan lập pháp Châu Âu, đồng thời ảnh hưởng ra sao tới hướng đi tương lai của châu Âu trong bối cảnh châu lục này đang phải đối mặt với nhiều thách thức?
Đang phát
Live