VOV1 - Ngôi sao bóng đá người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo vừa gây bất ngờ khi công bố một bước chuyển lớn trong sự nghiệp, đánh dấu việc bước vào "chương mới" ngoài sân cỏ.
VOV1 - Theo thống kê của Box Office Vietnam, chỉ trong hai tháng đầu năm nay điện ảnh Việt đã có đến bốn phim vượt mốc 100 tỷ đồng. Sắp tới, các nhà sản xuất Việt Nam sẽ tiếp tục ra mắt các bộ phim thể loại kinh dị và lịch sử hấp dẫn, hứa hẹn bữa tiệc điện ảnh sôi động, nhiều màu sắc.
Luật Điện ảnh sửa đổi năm 2022 với nhiều quy định cởi mở đã tạo hành lang thông thoáng phát triển thị trường điện ảnh như quy định mở rộng đề tài, thể loại phim và thực hiện việc đặt hàng sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (không qua đấu thầu), tạo thuận lợi cho việc sáng tạo tác phẩm điện ảnh, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Thế nhưng, dù nút thắt về cơ chế đã được cởi nhưng hiện nay, chúng ta thấy có rất ít phim về đề tài lịch sử gây được hiệu ứng, mang lại doanh thu cao. Điểm nghẽn khi làm phim đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học là gì?
Thủ đô Hà Nội đang sống trong không khí ngày hội điện ảnh với Liên hoan phim quốc tế lần thứ 7. Bắt đầu từ hôm qua và kéo dài trong 5 ngày, liên hoan quy tụ 117 bộ phim xuất sắc từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ, hứa hẹn đem đến công chúng yêu nghệ thuật bữa tiệc điện ảnh đặc sắc. Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra các hội thảo, “chợ dự án làm phim” góp phần phát triển tài năng trẻ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành điện ảnh nước nhà. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội cũng là cơ hội để giới thiệu Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn cho các đoàn làm phim quốc tế với những bối cảnh quay độc đáo, đặc sắc; góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp văn hóa và giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế. Để có thêm góc nhìn về tiêu điểm văn hóa đang thu hút sự chú ý của dư luận này, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Lý Phương Dung – Trưởng Tiểu Ban báo chí tuyên truyền của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 và nhà báo Văn Bảy – Phó đại diện báo Thể thao và Văn hoá tại TPHCM, chuyên theo dõi mảng điện ảnh cùng bàn luận câu chuyện này.
Dư luận hẳn còn nhớ mùa hè vừa qua, bộ phim “Gia tài của ngoại” của điện ảnh Thái Lan đã “khuấy đảo” phòng vé châu Á, từng lên top 1 phòng vé ở Việt Nam ngay sau khi ra rạp. Trước đó, hầu hết các phim “made in Thailand” từng công chiếu tại Việt Nam đều đạt doanh thu khả quan, thậm chí thắng lớn. Đây được đánh giá là thành quả của nỗ lực đưa Thái Lan trở thành trung tâm điện ảnh thế giới, thúc đẩy chiến lược “quyền lực mềm”. Vậy lối đi và cách thức của Thái Lan như thế nào? Góc nhìn của PV Ngọc Diệp – TT Đài TNVN tại Thái Lan.
Sở hữu đặc điểm địa lý và di tích lịch sử đa dạng, vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa địa phương phong phú, Thái Lan đang trở thành một trong những trung tâm điện ảnh của thế giới với nhiều tiềm năng hấp dẫn các nhà sản xuất phim quốc tế. Bên cạnh những lợi thế sẵn có, Thái Lan cũng phải đối diện với không ít thách thức trên chặng đường đưa ngành công nghiệp điện ảnh của xứ sở chùa Vàng lên ngang tầm quốc tế.
Tại Hà Nội, báo Nhân dân vừa phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Báo Văn hóa tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Việt Nam – Điểm đến mới của điện ảnh thế giới”. Tọa đàm nhằm phân tích tiềm năng, thực trạng hợp tác phát triển trong ngành du lịch điện ảnh Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch nói chung, hợp tác du lịch và điện ảnh nói riêng.
Với chủ đề “DANAFF - Nhịp cầu Châu Á”, Liên hoan phim Châu Á – Đà Nẵng lần thứ II (DANAFF II) là cơ hội giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam và thành phố Đà Nẵng với những nhà làm phim nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Thành phố Đà Nẵng nổi tiếng với những cây cầu hiện đại đứng trước cơ hội trở thành “Nhịp cầu Điện ảnh”, một điểm hẹn kết nối những nhà làm phim và khán giả.
Trung tâm Truyền thông thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) cùng Panasonic Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD khởi động chương trình làm phim “Qua ống kính trẻ thơ 2024”, dành cho học sinh từ 10 - 18 tuổi. Từ ngày nay đến hết ngày 12/6/2024, học sinh từ 10 đến 18 tuổi tại Việt Nam có thể đăng ký tham gia và nộp kịch bản theo cá nhân hoặc nhóm từ 3 đến 5 thành viên, để tham gia Vòng sơ khảo của chương trình. Những kịch bản tiềm năng nhất sẽ được tham gia khóa đào tạo làm phim miễn phí với các thiết bị quay phim chuyên nghiệp do Panasonic tổ chức, diễn ra trong tháng 6 và 7/ 2024. Những bộ phim xuất sắc nhất sẽ được vinh danh tại lễ trao giải vào tháng 8/2024.Bộ phim của các em “Qua ống kính trẻ thơ 2024” sẽ được phát sóng trên truyền hình VTC và lan tỏa rộng rãi trên các nền tảng truyền thông; đồng thời có cơ hội tranh tài với các nhóm làm phim khác trên toàn thế giới tại sự kiện KWN Global Summit được tổ chức trực tuyến vào tháng 10 năm nay.
Trước đà phục hồi của ngành du lịch như hiện nay, đòi hỏi công tác xúc tiến, quảng bá phải thay đổi, đi vào chiều sâu, với những yêu cầu tạo ra bước đột phá mới làm sao để nổi bật thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác xúc tiến du lịch năm 2024, do Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức chiều 10/4, tại Hà Nội.
Đang phát
Live