Năm 2021, dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề tới việc dạy và học của ngành Giáo dục và Đào tạo trên cả nước. Nhiều thầy cô giáo, học sinh nhiễm COVID-19, các trường học phải phong tỏa, cách ly cả giáo viên, học sinh ngay tại trường… Với trách nhiệm đảm bảo quyền được học tập, các thầy giáo, cô giáo, nhà quản lý, học sinh các cấp, phụ huynh… đã nỗ lực không mệt mỏi để thay đổi và thích ứng với việc dạy học linh hoạt trong bối cảnh mới, đảm bảo an toàn sức khỏe. Quá trình “thay đổi để thích ứng” trong dạy và học đã bộc lộ nhiều bất cập, ngành giáo dục- đào tạo cầu thị, tiếp thu và có nhiều điều chỉnh phù hợp thực tiễn, xã hội chung tay hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ năm học và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Một yêu cầu đang đặt ra hiện nay là nhu cầu lao động có kĩ năng sẽ tăng cao, trong khi nhu cầu với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp sẽ giảm. Do vậy, để tái cấu trúc nền kinh tế trong gian đoạn 2021-2025, các chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cạnh việc hướng đến phát triển kinh tế xanh, bền vững và kinh tế số, các doanh nghiệp phải chú trọng đến chiến lược và lộ trình phát triển nhân lực thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, phải gắn kết, đồng hành với hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo bồi dưỡng nhân lực có kỹ năng nghề.
Xung quanh những sai phạm của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam đã được VOV phản ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa chỉ đạo làm rõ những hạn chế của ông Hà Thanh Quốc từ khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở đến nay. Hiện Công an tỉnh đang vào cuộc điều tra những sai phạm của ông Hà Thanh Quốc. Dư luận mong chờ các cơ quan chức năng sớm kết luận cụ thể về những “lùm xùm” liên quan tới Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam.
Các trường đại học trên cả nước đã đồng loạt công bố điểm trúng tuyển đợt 1 theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021. So với năm trước, điểm chuẩn năm nay tăng mạnh, thậm chí có những ngành học điểm trúng tuyển trên 30 điểm. Xung quanh câu chuyện này, Bộ GD&ĐT có những phân tích và lý giải qua ý kiến của Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn.
Khi chính quyền địa phương và doanh nghiệp triển khai đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn", hàng trăm người dân từ vùng thấp đến vùng cao ở các huyện, thành phố của tỉnh Lai Châu đã hồ hởi tham gia, với mong muốn có được kiến thức và chứng chỉ nghề để xin việc làm, có thu nhập. Thế nhưng đến nay, đã hơn 2 năm kể từ khi khóa học kết thúc, hơn 500 học viên vẫn chưa được nhận chứng chỉ, cũng như các khoản tiền hỗ trợ theo quy định.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội khóa 15 bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.- Hưởng ứng lời kêu gọi của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, sau 1 ngày, hơn 1.300 lượt người tình nguyện đăng ký hỗ trợ TPHCM phòng chống dịch bệnh.- Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả phân tích phổ điểm của từng môn thi và phổ điểm của một số tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2021 đợt 1. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, đồng thời là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng xác định ngưỡng điểm xét tuyển.- Afghanistan kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn các hành động bạo lực mới khi Taliban nhằm vào lực lượng an ninh Chính phủ và dân thường.- Bão In-Fa chính thức đổ bộ lần hai vào Trung Quốc gây ra đợt mưa lũ lớn lịch sử ở tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Hiện nay, trên cả nước có hàng trăm trường Đại học, Học viện, Trường Cao đẳng với hàng chục nghìn giảng viên tham gia đào tạo. Ngoài các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng đóng tại trung tâm thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đều có các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp tại địa phương và các tỉnh, thành lân cận. Và các Trường Đại học trên địa bàn các tỉnh, thành đang làm gì để nâng nâng cao chất lượng đào tạo? Doanh nghiệp được hưởng lợi gì từ nguồn nhân lực đào tạo ngay tại địa phương? Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu mô hình đào tạo tại Trường Đại học Thái Bình, tại tỉnh Thái Bình với chủ đề: “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập”. Khách mời tham gia chương trình là Tiến sĩ Trần Thị Hòa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thái Bình, và Ông Vũ Đức Đông, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Công ty CEO Thái Bình Holding.
Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ (Thông tư 18) được Bộ GD&ĐT ban hành mới đây vẫn đang nhận được sự quan tâm của giới chuyên gia học thuật. Với một số điểm điều chỉnh, Quy chế mới đã làm dấy lên những tranh luận, trong đó có sự lo ngại về những thay đổi sẽ làm giảm chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Dư luận đang chia thành hai luồng ý kiến khác nhau: Một bên cho rằng, Quy chế mới có nhiều điểm tiến bộ, quy định chi tiết hơn một số điểm so với Quy chế 2017. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, chuẩn đầu ra về chuyên môn và ngoại ngữ, tính hội nhập quốc tế thấp hơn so với Quy chế cũ. Trong đó, điểm được quan tâm nhất là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ yêu cầu bắt buộc về công bố quốc tế với cả nghiên cứu sinh và người hướng dẫn, vốn là điểm được đánh giá cao trong quy chế cũ ban hành năm 2017. Với quy định này, nhiều ý kiến cho rằng quy chế mới là một bước thụt lùi so với quy chế cũ, thay vì khuyến khích vươn ra thế giới thì lại “về tắm ao làng.”
Quy chế mới về đào tạo Tiến sĩ: "Bước ra biển lớn" hay "về tắm ao làng"?- Sức trẻ trong tâm dịch TP.HCM.- Những bài toán lợi ích liên quan đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2.- Bài viết đầu tiên trong loạt bài “Thúc đẩy giao thương trực tuyến – “siết”, “mở” song hành” với nhan đề “Giao thương online nở rộ - hiệu quả thấy rõ, bất cập cũng nhiều”.- Kỹ thuật đột phá chuyển sóng não thành lời nói đem lại hy vọng cho người mất khả năng ngôn ngữ.
-Đến Pháp tìm hiểu mô hình “vườn ươm” côn trùng, bảo vệ mùa màng không dùng thuốc trừ sâu - Quy chế mới về đào tạo tiến sĩ- liệu có đảm bảo tính thực tế và hiệu quả?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)