Bộ Giáo dục và Đào tạo lần đầu tiên ban hành Thông tư quy định chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.- Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện khai báo y tế điện tử toàn địa bàn bắt đầu từ ngày mai (24/6).- Tỉnh Lào Cai có công văn khẩn yêu cầu tạm dừng thi công hạng mục chòi ngắm cảnh, lan can khu vực công viên Choản Thèn, xã Y Tý, huyện Bát Xát.- Mỹ và Hàn Quốc phát tín hiệu hòa giải với Triều Tiên, nhằm thúc đẩy Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán.- Sau một thập kỷ dừng hoạt động, Nhà máy điện hạt nhân Mihama tại có Nhật Bản khởi động trở lại kể từ sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Mới đây, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn tạm thời việc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn năm học 2020 – 2021. Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tạm dừng việc đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn cho tới khi có quy định mới được ban hành. Trong khi đó, khung thời gian năm học 2020-2021 được Bộ ấn định kết thúc vào ngày 31/5 nên chỉ có những địa phương mới bùng phát dịch COVID-19 phải lui thời gian kết thúc năm học, còn lại thì đa phần các địa phương đã tổng kết năm học vào tuần cuối của tháng 5 vừa qua. Do vậy, cơ bản, văn bản này không có nhiều ý nghĩa trong năm học này. Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông trong những năm gần đây đang được thực hiện theo Thông tư 20 ban hành năm 2018 với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí, thường được tổ chức thực hiện vào thời điểm cuối năm học. Thế nhưng, việc xếp chuẩn nghề nghiệp giáo viên chưa bao giờ nhận được sự đồng thuận của giáo viên vì ít có ngành nào tuyển dụng mà năm nào cũng phải xếp chuẩn nghề nghiệp. Thực tế này đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao Bộ GD&ĐT tạm dừng đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục? Có cần thiết phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên hay không?
- Tự hào người lính tàu ngầm - Đào tạo chiến sĩ trẻ CSB đáp ứng yêu cầu cao trong thực hiện nhiệm vụ - Những người lính biên phòng giàu lòng nhân ái
Trong buổi làm việc với Bộ GD&ĐT mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Yêu cầu này cũng chính là 3 khâu đột phá lớn mà Bộ GD&ĐT cần giải quyết dứt điểm để tạo động lực có tác động lan tỏa mạnh trong ngành giáo dục. Bởi con người là nhân tố quan trọng, trong đó “nhân tài thật” quyết định cho sự thành bại của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người. Chính phủ cũng vừa phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 (gọi tắt là Đề án 89). Theo đó, dự kiến trong 10 năm tới sẽ đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ. Điều đáng nói là trước Đề án 89 thì Việt Nam đã có hai đề án về đào tạo tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục Đại học bằng ngân sách nhà nước là Đề án 322, Đề án 911. Mỗi đề án đều có kinh phí hàng nghìn tỷ nhưng dư luận cũng đặt rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của những đề án này. GS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên bàn luận về nội dung này:
Triển vọng nối lại đối thoại với Triều Tiên hậu thượng đỉnh Mỹ - Hàn.- Làm thế nào để đề án đào tạo tiến sỹ và thạc sỹ đảm bảo đúng thực chất, để có được những nhân tài thật sự, trị tận gốc căn bệnh thành tích?- Nhìn nhận bản chất số lượng doanh nghiệp giải thể và thành lập mới.- Chọn trường nghề, hướng đi cho hs không thi vào lớp 10 ở TPHCM.- Người dân Gaza xây dựng lại cuộc sống sau thỏa thuận ngừng bắn.
Sáng nay, Quốc hội thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ và tiến hành quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước.- Việt Nam bắt đầu các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4 này.- Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý để Học viện Múa Việt Nam được cấp bằng tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp cho học sinh theo thẩm quyền.- Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan đến vụ án ma túy xảy ra tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.- Philippin phát hiện một số công trình nhân tạo trái phép gần nơi tàu Trung Quốc tập trung trên Biển Đông.- Phi hạt nhân hóa sẽ là trọng tâm trong chính sách mới của Mỹ với Triều Tiên.
- Dư luận đang quan tâm về quyết định của Bộ GD&ĐT đưa môn tiếng Hàn và tiếng Đức vào giảng dạy như một ngoại ngữ bắt buộc trong trường học. Lấy đâu ra nguồn lực giáo viên để dạy học? Việc thí điểm liệu có khả thi?- Gặp gỡ những “đại sứ” nhí lan tỏa tình yêu đọc sách.- Thầy thuốc quân hàm xanh ở vùng biên giới Đắk Lắk.
Trong 365 ngày vừa qua, bên cạnh thành công nổi bật khi kiểm soát tốt dịch bệnh Covid 19, ngành y tế còn ghi dấu ấn khi tiếp tục đào tạo và đưa hàng trăm bác sỹ trẻ có trình độ khá, giỏi tăng cường về vùng khó khăn, giúp phát triển hệ thống y tế cơ sở, thu hẹp khoảng cách chăm sóc sức khỏe giữa các vùng miền. Từ những câu chuyện mang ý nghĩa và lan tỏa những giá trị cho cộng đồng của các thầy thuốc trẻ thời gia qua còn cho thấy, để có đội ngũ thầy thuốc chất lượng thì công tác đào tạo cần được thực hiện chỉnh chu, nghiêm túc và khoa học thay vì tình trạng mở ngành đào tạo y dược ào ạt như thời gian gần đây. Trao đổi về nội dung này, chúng tôi mời đến phòng thu 2 vị khách mời là TS Phạm Văn Tác, Giám đốc Dự án Đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về cơ sở, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế và PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Việc cho phép học sinh tốt nghiệp THCS học liên thông theo mô hình 9+ được xem là giải pháp đột phá cho giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới. Theo đó, các em có thể gia nhập thị trường lao động sớm hơn, trong khi cơ hội học lên cao đẳng, đại học vẫn rộng mở. 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa sau khi HS tốt nghiệp lớp 9 và có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng, rút ngắn thời gian đào tạo. Mô hình hợp tác đào tạo 9+ đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương Trung học cơ sở. Doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực. Chương trình hôm nay với vị khách mời là ông Nguyễn Công Truyền - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc, thành phố Hà Nội sẽ trao đổi với chúng ta về nội dung này.
Những biến động đã và đang xảy ra trên toàn cầu trong dịch bệnh đã mở ra những góc nhìn mới về giáo dục - đó chính là khả năng thích ứng, linh hoạt thay đổi và thích nghi với mọi hoàn cảnh và biến chuyển của xã hội. Năm 2020 là một năm rất đặc biệt với ngành giáo dục và đào tạo khi phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn: khi năm đầu tien thực hiện chương trình sách giáo khoa mới trong điều kiện dịch bệnh, bão chồng bão, lũ trồng lũ... đặc biệt, đại dịch COVID-19 gây khó khăn và thiệt hại đến mọi phương diện của lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thế nhưng, những đại dịch cũng là một cơ hội để đổi mới ngành trong tình hình mới. Nhìn lại năm 2020 ngành giáo dục đã thực hiện thành công các nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ 5 năm 2015-2020 cũng như năm bản lề để tiếp tục bước vào chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sắp tới. Chương trình Đối thoại với chủ đề “Ngành giáo dục và đào tạo một năm nhìn lại: Đổi mới và thích ứng” với hai vị khách mời: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – PGS TS Hoàng Minh Sơn và TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội sẽ trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)