- Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo về Kỳ họp 45, trong đó đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Lê Viết Chữ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi.- Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế thi tốt nghiệp THPT năm nay theo hướng Bộ chỉ đạo, ra đề thi, còn UBND tỉnh, thành phố tổ chức, mục tiêu chính là xét tốt nghiệp.- Tiếp tục có 5 ca được công bố khỏi Covid-19, hiện trên cả nước chỉ còn 21 bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh.- Mặc dù tiếp tục phản đối việc Mỹ chấm dứt quy chế đặc biệt dành cho Hồng Kông, nhưng Trung Quốc cho rằng lệnh trừng phạt này không gây “ảnh hưởng thực chất” tới đặc khu này.- Tại Hàn Quốc, lần đầu tiên Quốc hội khóa mới bầu ban lãnh đạo nhưng vắng mặt phe đối lập.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp dịch vụ, du lịch, thương mại... của tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa thể hoạt động ổn định, hàng nghìn lao động vẫn tạm thời chưa có việc làm. Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ tích cực thì đây lại là thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp và người lao động học tập, nâng cao tay nghề để chuẩn bị sẵn sàng cho những cơ hội phát triển mới khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. Ghi nhận của PV Vũ Miền, Đài TNVN, thường trú khu vực Đông Bắc:
Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của phái nữ. Nghề chăm sóc sắc đẹp ở Việt Nam đang được các bạn trẻ quan tâm tìm hiểu và học nghề. Vậy nghề này đang phát triển như thế nào? Thời gian học nghề mất bao lâu? Cơ sở đào tạo nào đủ điều kiện? Những câu hỏi này được giải đáp bởi chuyên gia Lê Kiều Duyên, Tổng thư ký Hội đào tạo, phát triển nghề làm đẹp tại Việt Nam.
- Đào tạo khởi nghiệp cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2021 - 2030.- Du học nghề ở CHLB Đức: Đi học vẫn có thu nhập.- Nghị lực và sự kiên trì để khởi nghiệp với nghề cơ khí của anh Phạm Văn Hoạch.
- 80 triệu công dân Việt Nam vẫn chưa có mã số định danh, khi dự án Luật Cư trú có hiệu lực sẽ bãi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.- Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra 3 cấp ở tất cả các khâu của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông sắp tới.- Sau 1 tuần thực hiện tổng kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc xử lý gần 5.300 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn.- Cảnh báo nắng nóng kéo dài khiến nhiều địa phương khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên đứng trước nguy cơ cháy rừng cấp 5 – cấp cực kỳ nguy hiểm.- Liên minh châu Phi hoan nghênh việc nối lại đàm phán 3 bên về đập Đại phục hưng.- Bình luận: "Hòa bình Trung Đông – Già néo đứt dây".
Sau thời gian dài nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, đến nay học sinh lớp 12 sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các trường đang gấp rút triển khai việc học và ôn tập cho học sinh để kịp hoàn thành khung thời gian năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cách thời điểm tổ chức kỳ thi này chỉ 3 tháng, cộng với việc nhiều trường đại học chưa công bố phương án xét tuyển khiến học sinh lớp 12 không khỏi lo lắng. Vậy liệu đề thi THPT quốc gia năm nay có làm khó thí sinh? Ghi nhận của PV Minh Hường tại Hà Nội.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng lãnh đạo các bộ ngành làm việc trực tuyến với TPHCM, nhằm vực dậy nền kinh tế thành phố, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.- Sáng 8/5 khai mạc phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.- Bộ Giáo dục đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh Đại học cao đẳng năm nay.- IMF thông qua yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp cho 50 quốc gia gặp khó khăn do Covid-19.- Người dân Anh trăn trở trước thời điểm Chính phủ Anh công bố kế hoạch giảm hạn chế dịch Covid-19.- Bài bình luận: Tội phạm có tổ chức vì sao còn đất sống?
Sau hơn 3 tháng học sinh phải nghỉ học để phòng tránh dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện tinh giản chương trình và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thay cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Sự thay đổi này của Bộ không chỉ đặt thí sinh mà cả các trường đại học vào thế khó và buộc phải ráo riết tìm phương án tuyển sinh mới phù hợp. Thế nhưng, sau một hồi loay hoay họp bàn phương án tuyển sinh, các trường lại thông báo sẽ xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vì sao có sự "loay hoay" đó? PV Minh Hường thông tin.
Tại phiên họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống COVID-19 diễn ra vào chiều 22/4 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Bộ Giáo dục và đào tạo đã trình bày phương án tổ chức kỳ thi THPT 2020. Theo đó, vẫn tổ chức kỳ thi THPT nhưng chủ yếu để xét tốt nghiệp. Việc xét tuyển đại học sẽ trả về cho các trường đại học theo đúng tinh thần tự chủ tuyển sinh. Phương án này đưa ra khiến dư luận băn khoăn rằng sẽ quay lại cách thi cử phức tạp, tốn kém như nhiều năm, trước khi các trường đại học thi tuyển sinh riêng. Học sinh phải thi 2 lần - vẫn phải thi tốt nghiệp và vẫn thi đại học. Học sinh lớp 12 có bị thiệt thòi không khi đang học và ôn tập theo đề minh họa mà Bộ đã đưa ra trước đó? Để giải đáp những băn khoăn này, Biên tập viên Đài TNVN đã trao đổi với PGS-TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và đào tạo.
"Làm thế nào để tới đây việc tổ chức cho học sinh đi học trở lại được an toàn phòng dịch COVID-19. Các bộ ngành cần hướng dẫn về việc có đeo khẩu trang đến trường hay không và khoảng cách tiếp xúc tại trường học tối thiểu là bao nhiêu?" Đây là những vấn đề được các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 tập trung thảo luận tại cuộc họp sáng 20/4 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo chủ trì. Phóng viên Văn Hải phản ánh:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)