Trước những biến động tiềm ẩn nhiều rủi ro từ các yếu tố bên ngoài sẽ là tác động tiêu cực đến kinh tế đất nước trong thời gian tới, các chuyên gia kinh tế cho rằng, phát triển bền vững đang là điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
- Thái Nguyên: Hợp tác xã trồng chè liên kết để cùng phát triển - Phỏng vấn PGS TS Phạm Anh Tuấn - Viện Trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Công nghệ chế biến nông sản, giảm rủi ro thị trường - Tạo sinh kế cho cư dân vùng đệm để giữ rừng bền vững.
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch COVID-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ đô la Mỹ, và dự báo năm 2021 này sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 này theo dự báo có thể đạt hơn 335 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2020, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu Chính phủ giao là 4-5% và dự kiến tiếp tục duy trì cán câm thương mại có xuất siêu, ngoài sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và từng doanh nghiệp, mỗi người dân để duy trì sản xuất, lưu thông hàng hoá trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hết sức phức tạp… phải kể đến việc doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác khá tốt các thị trường, từ các thị trường truyền thống cho đến các thị trường chúng ta có các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao…Vậy đâu là những thách thức mà doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam cần quan tâm trong thời gian tới sau một thời gian thực thi các FTA này? Những thách thức từ các FTA cần vượt qua để tăng trưởng xuất nhập khẩu bền vững hơn? Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương, bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên UB kinh tế của Quốc hội cùng bàn luận về câu chuyện này.
Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện vai trò vô cùng to lớn đối với phát triển kinh tế và ổn định xã hội, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn như dịch bệnh, thiên tai. Tuy vậy, nền nông nghiệp nước ta còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Tăng trưởng chưa thực sự bền vững, chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên; đầu vào sản xuất phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu; công tác bảo quản chế biến kém phát triển, tổn thất sau thu hoạch còn cao; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, thị trường bất ổn. Phát triển bền vững là vấn đề cấp bách hiện nay của nền nông nghiệp Việt Nam. Vậy hướng đi nào sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam xây dựng nền sản xuất hàng hóa nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tác hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Đây là nội dung của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Nông nghiệp bền vững: Thực tiễn và giải pháp phát triển". Các vị khách mời tham gia chương trình: 1. Tiến sỹ Hoàng Thị Thu Duyến, Giảng viên chương trình Nông nghiệp và Biến đổi khí hậu Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Bang, Giám đốc Khoa học ứng dụng về giải pháp kỹ nghệ, cố vấn trưởng dự án Nông nghiệp hiện đại, bền vững Afotech Việt Nam. 3. Ông Vũ Đình Mười, chủ tịch HĐQT Công ty CP Mộc Linh Việt Nam.
Ngay sau khi bế mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững” (ngày 05/12), hôm qua (06/12) Diễn đàn lớn nhất về cách mạng công nghiệp lần thứ tư được tổ chức với chủ đề “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số”. Tham dự và chỉ đạo tại các diễn đàn này, người đứng đầu Quốc hội và Chính phủ đều nhấn mạnh những tác động của đại dịch covid-19 là chưa có tiền lệ, vì thế “Trong bối cảnh đặc biệt, cần có các giải pháp đột phá”; “Bối cảnh đặc biệt, cần tầm nhìn, hành động, giải pháp đặc biệt”. Vậy, đâu là những giải pháp đột phá, giải pháp đặt biệt để đưa nền kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển bền vững trước các tác động của đại dịch covid-19 chưa có tiền lệ? Bình luận của nhà báo Nguyên Long.
- Kinh tế biển bền vững-động lực tăng trưởng trong giai đoạn mới - Vươn khơi bám biển: Đảm bảo an toàn hiệu quả trong khai thác thủy hải sản
Online Friday 2021 và chuỗi sự kiện thương mại điện tử lớn nhất năm: Ưu đãi đến 100%.-Doanh nghiệp và nhà trường: cần tiêu chí rõ ràng để có nhân lực chất lượng.-Áp dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực chế biến thủy sản
Chiến lược tài chính giai đoạn 2021-2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam.- Nhãn năng lượng – giái pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số - giải pháp hữu hiệu xúc tiến xuất khẩu.-Tác động của tiêu dùng bền vững tới sản xuất bền vững.- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
- Phát triển kinh tế tập thể, HTX là tất yếu. - Hà Nội: Phát triển nông nghiệp thông minh trong đô thị - Kon Tum: Vào vụ trồng cây “Quốc bảo” trên núi Ngọc Linh - Đẩy mạnh mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững - Chăm sóc đàn vật nuôi mùa rét
Đang phát
Live