Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp trong xu thế phát triển bền vững.Nguồn nhân lực cho “chuyển đổi kép”: điều kiện cần trong bối cảnh mới
“Việt Nam không chỉ sản xuất lương thực thực phẩm cho 100 triệu dân trong nước mà còn cho toàn cầu với tư cách là nhà cung cấp lương thực, thực phẩm trách nhiệm, minh bạch và bền vững”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tại buổi họp báo về “Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững – Mạng lưới một hành tinh” do Việt Nam đăng cai tổ chức, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 24-27/4 tại Hà Nội.
Giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp trong quý 1/2023 đã giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm trong suốt 12 năm trở lại đây (giai đoạn 2011-2023). Đáng lưu ý, công nghiệp chế biến, chế tạo - chiếm tới hơn 85% kim ngạch XK - đã không còn đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế trong quý đầu năm - khi tế giá trị tăng thêm của ngành giảm 0,37%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; sản xuất của một số ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực suy giảm mạnh, chỉ số tồn kho toàn ngành tăng cao. Đã đến lúc phải nhìn rõ vai trò của các ngành công nghiệp cơ bản, nền tảng trong phát triển bền vững nền kinh tế.
Tăng cường mối quan hệ hợp tác địa phương giữa Việt Nam – Pháp, động lực thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững.- Ngành giáo dục Hà Nội yêu cầu các trường không khảo sát đầu năm để phân lớp, không thi tuyển đối với lớp 1.- Lần thứ 6 liên tiếp giữ vị trí quán quân trên Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI – Quảng Ninh thực hiện hiệu quả tư duy phục vụ, cải cách hành chính và đào tạo lao động chất lượng.- Trung Quốc - Hàn Quốc phản ứng về nội dung Sách Xanh Ngoại giao năm 2023 của Nhật Bản vừa công bố.- Đồng bitcoin tăng vượt mốc 30 nghìn đô la Mỹ tại thị trường Châu Á.
- Bài 1 - Loạt bài “Thực hiện chiến lược Tài chính đến năm 2030” với nhan đề:“Một năm triển khai Chiến lược với những kết quả tích cực” - Phỏng vấn chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Lê Duy Bình về Nghị quyết 33 của Chính phủ, tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản, nhất là phân khúc nhà ở xã hội - Yên Bái phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
Kinh tế xanh, chuyển đổi xanh đã trở thành xu thế tất yếu, là hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng, Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh và khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh, thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp, hướng tới sự phát triển bền vững. Mục tiêu chung là nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Với Việt Nam, tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để doanh nghiệp bắt kịp xu thế phát triển.
Đúng vào ngày này cách đây 55 năm, ngày 16/3/1968, 504 người dân vô tội ở làng Mỹ Lai, Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh,(nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi), tỉnh Quảng Ngãi đã bị lính Mỹ sát hại dã man. Sáng nay, tại Khu Chứng tích Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi diễn ra lễ tưởng niệm 55 năm ngày xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ với sự tham gia của hàng trăm người dân, những nạn nhân sống sót và có cả những cựu binh Mỹ. Lễ tưởng niệm năm nay truyền đi thông điệp “Hoà bình là nền tảng lâu dài cho một tương lai bền vững”.
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được kết quả tích cực. Ý Đảng, lòng dân đồng thuận, bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng nâng lên. Nội dung này sẽ được đề cập trong chương trình Xã hội chuyển động hôm nay.
Phát triển kinh tế tuần hoàn được nhìn nhận là một hướng đi quan trọng và không thể đảo ngược. Để tạo "lực" cho doanh nghiệp startup ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, thì việc tạo thêm các cơ chế sẽ giúp các doanh nghiệp startup tham gia mạnh mẽ hơn vào mô hình này. Từ đó, góp phần giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Từ ngày 20 đến 24/2, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bà Chihoko Asada-Miyakawa đã có chuyến thăm tới Hà Nội, tham gia các cuộc thảo luận về tăng cường hợp tác nhằm giúp đảm bảo việc làm bền vững tại Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Giám đốc khu vực kể từ khi bà được bổ nhiệm vào năm 2020.
Đang phát
Live