Các doanh nghiệp FDI đã mang đến Việt Nam vốn, kinh nghiệm thương trường, công nghệ… góp phần đưa kinh tế đất nước hội nhập ngày càng sâu, rộng. Tuy nhiên, bối cảnh mới với những biến động khôn lường của kinh tế quốc tế; với những cam kết mạnh mẽ-toàn cầu, đường hướng thu hút FDI từ cấp độ doanh nghiệp cho đến tầm vĩ mô đã có nhiều thay đổi: Không chỉ thu hút ngày càng nhiều “vốn ngoại” mà là tìm cách để vốn-kinh nghiệm-công nghệ-nhân lực “nhập” vào Việt Nam phải là dòng vốn chất lượng – dòng vốn “xanh”. Lựa chọn vốn FDI “xanh” làm động lực cho tăng trưởng bền vững cũng là chủ đề Dòng chảy kinh tế thứ 3, ngày 05/6/2023
Sáng nay (3/6), tại TP.HCM, Ngày hội Sống xanh lần 3 năm 2023 khai mạc tại Công viên Khánh Hội (quận 4), thu hút đông đảo người dân đến tham quan, trải nghiệm. Hoạt động do Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP và UBND quận 4 tổ chức, với hàng chục gian hàng của 36 doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị.
Sáng nay 31/05, Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát động Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2023 (CSI 2023). Chương trình triển khai theo sự chỉ đạo của Chính phủ hướng đến mục tiêu chung giảm phát thải các bon đến năm 2030 và lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.
Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993, trong suốt 30 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đã đồng hành và sát cánh cùng ngành nông nghiệp Việt Nam. Con số 243 dự án với tổng kinh phí hỗ trợ gần 160 triệu đô Úc đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của chính phủ Australia dành cho Việt Nam. Đây cũng là những thành tựu ý nghĩa nhân dịp hai nước Việt Nam - Australia kỷ niệm tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
- Giảm thiểu rác thải nhựa, hướng tới phát triển du lịch xanh, bền vững - Hà Nội: Người dân an cư nhờ vốn vay nhà ở xã hội của Ngân hàng chính sách xã hội
Sáng nay (23/4), tại TP.HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức thông tin về tiêu chuẩn và phát triển bền vững theo xu hướng chuyển đổi xanh của thị trường cho các doanh nghiệp.
Ngày 11/5, tại Cần Thơ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ phối hợp cùng Ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Viện FNF tại Việt Nam và Ủy ban Công tác Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo cấp vùng “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng ĐBSCL”.
Ở các tỉnh Tây Nguyên, diện tích sầu riêng đang tăng phi mã khiến cho các con số thống kê cũng không theo kịp. Khác với tình trạng đua trồng cà phê, cao su, hồ tiêu trước đây, khiến hàng vạn nhà nông và nhiều doanh nghiệp điêu đứng, sầu riêng Tây Nguyên đã có “bảo chứng” bằng những mô hình thành công suốt 20 năm qua, cùng những ưu thế lớn do đất đai, khí hậu phù hợp. Khác biệt nữa là sầu riêng Tây Nguyên hòa hợp tốt với cà phê khi trồng trên cùng diện tích, giúp nông dân có thể “đi bằng cả hai chân”, qua đó giảm thiểu rủi ro từ biến động của thị trường. Mặt khác, phát triển sầu riêng như Tây Nguyên hiện tại cũng tiềm ẩn những hệ lụy khó lường, khi nông dân bỏ hẳn cà phê để theo đuổi sầu riêng; rất nhiều nông dân còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm nhưng vẫn đầu tư lớn vào loại cây đòi hỏi chế độ chăm sóc khắt khe; tổ chức ngành hàng sầu riêng còn thiếu đồng bộ. Về vấn đề này, phóng viên Đình Tuấn, thường trú khu vực Tây Nguyên có loạt bài “Bùng nổ sầu riêng ở Tây Nguyên-Rủi ro và vận hội”, đề cập vị thế đặc biệt của sầu riêng đối với nông nghiệp Tây Nguyên cùng những rủi ro hiện hữu do cách phát triển không tính đường lui. Chương trình hôm nay mời quý vị nghe bài 1: “Sầu riêng kinh tế đe dọa cà phê bền vững”, đề cập thực trạng cây cà phê dần bật bãi khỏi những vùng trồng xen bền vững, biến thành những vùng độc canh sầu riêng.
- Để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững - Đồng Nai: Giá gia súc xuống thấp khiến người chăn nuôi điêu đứng - Lão nông 20 năm trồng rừng bảo vệ môi trường
Đang phát
Live