Quảng Ninh: Phát huy lợi thế thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm OCOP .- Phỏng vấn ông Đoàn Quốc Tâm, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, nội dung: Cẩn trọng mua-bán online, đặc biệt trong giai đoạn hạn chế tiếp xúc.- Áp dụng sản xuất “xanh” ở các doanh nghiệp dệt may.
- Việt Nam đối diện với nhiều thách thức trong phát triển bền vững - Thái Nguyên: Những hệ lụy từ khai thác khoáng sản tại huyện Đồng Hỷ - Hành trình phủ xanh của các đô thị lớn trên thế giới
Thảo luận về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững.- Phải tranh thủ từng phút, từng giờ, đặt hiệu quả lên hàng đầu và huy động mọi nguồn lực để chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.- Đừng để tin giả cản bước cuộc chiến phòng, chống Covid 19.- Thanh tra Chính phủ kiến nghị Hà Nội thu hồi hơn 42 tỉ tiền sai phạm tại một gói thầu trong dự án buýt nhanh BRT, nếu các đơn vị liên quan không thực hiện thì chuyển sang cơ quan điều tra xử lý.- Hàn Quốc và Triều Tiên khôi phục đường dây nóng, nhất trí cải thiện quan hệ song phương.- Trước thông tin về cuộc khủng hoảng chính trị tại Tuynidi, cộng đồng quốc tế quan ngại và kêu gọi giải quyết khủng hoảng thông qua đối thoại.
-Vai trò của chợ truyền thống trong bối cảnh dịch bệnh.- Những thông tin cần biết về “luồng xanh” vận tải.- Mục tiêu chủ yếu của sản xuất, tiêu dùng bền vững- Cụ thể hóa chiến lược phát triển bền vững quốc gia.
Dịch Covid-19: “Lửa thử vàng” với doanh nghiệp Việt Nam - Doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Bình Dương thực hiện “3 tại chỗ” để không đứt gãy chuỗi sản xuất - Nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… đang cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước. Trong đó, yêu cầu về bảo vệ môi trường đang tạo ra áp lực đối với việc thực hiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững. Để có thể đảm bảo cho bài toán an ninh năng lượng quốc gia, phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo vào cơ cấu nguồn điện. Đặc biệt, cần thiết lập các dự án thực hiện chuyển một số nhà máy từ đốt than sang đốt kèm sinh khối hoặc chuyển từ đốt than sang đốt hoàn toàn bằng sinh khối... để có thể giảm thiểu những nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN:
Trong thời gian qua, Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng đất nước vẫn đảm bảo được sự ổn định để phát triển, điều đó một phần là do công tác an sinh xã hội đã được thực hiện hiệu quả. Vừa qua, Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 với tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 90.260 tỷ đồng.
- Làm gì để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững? - Phỏng vấn ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn về hiện đại hóa công tác dự báo khí tượng thủy văn - Những bức vẽ lâu đời nhất thế giới ở Indonesia có nguy cơ bị phá hủy do biến đổi khí hậu
Quy mô nhỏ, năng suất thấp, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, sử dụng chất cấm và dư thừa kháng sinh trong chăn nuôi dẫn đến môi trường chăn nuôi ô nhiễm là những tồn tại trong ngành chăn nuôi hiện nay. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do với việc mở rộng cam kết sang lĩnh vực môi trường, các vấn đề phát triển chăn nuôi cần gắn với an toàn sinh học, đang đặt ra những thách thức với ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi của Việt Nam cần có hướng đi như thế nào để phát triển bền vững? Đây là nội dung được bàn luận cùng Tiến sĩ Phạm Công Thiếu - Viện Trưởng Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tổng thống Afghanistan sẽ có chuyến thăm Mỹ vào cuối tuần này. Tháp tùng ông Ashraf Ghani trong chuyến thăm Mỹ này có ông Abdullah Abdullah, nhân vật đóng vai trò quan trọng, dẫn dắt tiến trình hòa bình tại Afghanistan. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki, chuyến thăm là nhằm khẳng định mối quan hệ đối tác bền vững giữa Mỹ và Afghanistan vào thời điểm quan trọng đối với tương lai Afghanistan sau khi Mỹ rút quân. Cũng theo người phát ngôn Nhà Trắng, chính phủ Mỹ cam kết hỗ trợ người dân Afghanistan và tiếp tục gắn bó sâu sắc với Kabul để đảm bảo "đất nước này không bao giờ trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm khủng bố gây ra mối đe dọa cho Mỹ". Dự kiến, trong chuyến thăm tới Mỹ lần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani sẽ có cuộc gặp đầu tiên tại Nhà Trắng.
Đang phát
Live