“Những nỗ lực của Việt Nam trong phát triển kinh tế và giảm nghèo rất đáng ghi nhận”. Đó là nhận định của Tiến sĩ Su-ri-a Đê-va (Surya Deva), Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc tại cuộc họp báo chiều nay sau chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chiều nay (8/11), Bộ Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2023”. Diễn đàn thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu, là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia trong lĩnh vực đô thị và đại diện doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
“Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cam kết đồng hành, hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả người dân” - Đây là khẳng định của Tổng Thư ký OECD Mathias Cormamn khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN trong chuyến thăm Việt Nam, đồng chủ trì các hoạt động của Chương trình Đông Nam Á tại Hà Nội.
Những khó khăn, thách thức và các giải pháp đã được các nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước thảo luận, đề xuất tại Hội thảo phát triển bền vững, nâng tầm giá trị cà phê và Hội nghị kết nối giao thương tiêu thụ cà phê Sơn La, tổ chức ngày 21/10, trong khuôn khổ Lễ hội cà phê tỉnh Sơn La lần thứ nhất năm 2023.
Ngày 15/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Ba Đinh, Hà Nội, Intech Energy (Công ty CP phát triển năng lượng xanh Intech Việt Nam) vinh dự nhận giải thưởng Doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững 2023.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, với nhiều điểm sáng trong lĩnh vực người có công, giảm nghèo và an sinh xã hội. Trong tổng số 26 chỉ tiêu, có 5 chỉ tiêu vượt và hoàn thành trước thời hạn và 16 chỉ tiêu đạt mục tiêu vào năm 2020. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị quyết, một số chính sách đã bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Để có thể quản lý và phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam có kế hoạch ban hành một Nghị quyết mới về chính sách xã hội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là một nội dung được Trung ương bàn và cho ý kiến tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 - “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020”.
Trong bối cảnh doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu vẫn đối mặt với nhiều thách thức, những tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng và thị trường, sản xuất xanh được xem là một trong những giải pháp dài hạn để thu hút đơn hàng. Như với các doanh nghiệp trong ngành dệt may, đẩy nhanh tốc độ "xanh hóa" đang trở thành mục tiêu của ngành để tìm kiếm đơn hàng.
Người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống xanh và có xu hướng lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu có chiến lược phát triển bền vững, hài hòa giữa lợi ích kinh doanh và lợi ích của cộng đồng, quan tâm giữ gìn và bảo vệ môi trường. Theo số liệu thống kê, có tới 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết xanh và sạch, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Điều này cho thấy đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của người tiêu dùng. Tiêu dùng xanh là nội dung quan trọng được đề cập trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 của Việt Nam. Do đó, nâng cao vị thế hàng Việt theo hướng xanh, phát triển bền vững, phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn cầu là hết sức cần thiết. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay bàn về chủ đề này, BTV Anh Tú có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn An Thịnh -giảng viên cao cấp, Trưởng Khoa Kinh tế phát triển - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
“Hãy biến đổi thế giới. Hãy mang lại công bằng và bình đẳng hơn cho các tổ chức quốc tế của chúng ta. Hãy cùng giải cứu các mục tiêu Phát triển bền vững và đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp hơn mà mọi người đều xứng đáng có được điều đó”. Đây là thông điệp được Tổng thư ký và người đứng đầu các tổ chức Liên hợp quốc phát động trong “Tuần lễ hành động vì mục tiêu phát triển bền vững”, diễn ra hôm qua (16/9).
Từ ngày hôm nay đến ngày 17/9, Hội nghị nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 diễn ra tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức. Hội nghị là cơ hội để các nghị sĩ trẻ khắp nơi trên thế giới thảo luận về các hành động của nghị viện nhằm phát huy vai trò của giới trẻ trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo cũng như thúc đẩy đa dạng văn hoá vì sự phát triển bền vững. “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo” là chủ đề của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Chủ đề này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay, vai trò đóng góp của các nghị sĩ trẻ như thế nào để giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này và sự chủ động, tích cực của nghị sĩ trẻ Việt Nam đối với Hội nghị lần này như thế nào? Khách mời của chương trình là ông Đinh Công Sỹ, Phó chủ tịch Thường trực Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ khoá XV, Phó chủ nhiệm Uỷ ban văn hoá, giáo dục của Quốc hội, Trưởng tiểu ban Nội dung Hội nghị cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live