Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Lan toả niềm tự hào Việt Nam.- "Xanh hóa" ngành dệt may: Nền tảng cho sự phát triển bền vững.- Sản xuất xanh để thâm nhập bền vững vào thị trường châu Âu.
Tỉnh Kon Tum hiện có 17.000 hec-ta cây trồng ứng dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất. Cùng với tăng hiệu quả kinh tế, các mô hình nông nghiệp này còn là đòn bẩy đối với toàn tỉnh, mở ra tiềm năng du lịch canh nông, hướng tới nông nghiệp hiện đại và bền vững.
Nhân lực bền vững không chỉ đơn thuần là thu hút và giữ chân người tài, mà còn là việc xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, an toàn, công bằng và tạo điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Điều này đòi hỏi sự chung tay góp sức của tất cả các bên liên quan, bao gồm Chính phủ, doanh nghiệp, người lao động và các tổ chức xã hội. Đây là thông tin được nhấn mạnh tại Hội thảo "Nhân lực bền vững - Trọng tâm của chữ "S" trong ESG" do báo Dân trí tổ chức sáng nay (30/10), tại Hà Nội. Sự kiện có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý, học giả, chuyên gia hàng đầu về quản trị nguồn nhân lực, nhà quản lý có tầm ảnh hưởng ở lĩnh vực ESG trong nước và quốc tế. Ghi nhận của phóng viên Hà Nam:
Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2024 diễn ra sôi nổi trong 3 ngày từ 17/10 đến 19/10, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chương trình năm nay có sức hút lớn, thu hút hơn 15.000 lượt khách tham quan và nhận được rất nhiều sự quan tâm tham dự và ủng hộ của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo.
Theo các chuyên gia, phát triển khu công nghiệp sinh thái gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đang ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam không phải là ngoại lệ trong tiến trình thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26). Đây cũng là một trong những lợi thế để Việt nam thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. PV Xuân Lan đã phỏng vấn ông Alessandro Flammini- Điều phối viên quốc tế, Trưởng kỹ thuật chương trình Khu công nghiệp sinh thái toàn cầu I của Tổ chức UNIDO về vấn đề này:
Đảng và Chính phủ đã xác định phương hướng phát triển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững, thích ứng với xu thế phát triển trên thế giới. Phương hướng này không chỉ giúp Việt Nam đạt cam kết phát thải ròng bằng “0” - Net Zero vào năm 2050, mà còn là cách thức để tạo đột phá cho nền kinh tế, để đi tắt, đón đầu, vươn lên bắt kịp các nước phát triển. Trong công cuộc này, thì doanh nghiệp, doanh nhân chính là đội ngũ trực tiếp hiện thực hóa khát vọng Net-Zero. Nhân ngày 13/10 - Ngày Doanh nhân Việt Nam, Diễn đàn Chủ nhật bàn chủ đề: "Xây dựng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trong bối cảnh chuyển đổi xanh". Các vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình:- Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn về Quản lý Kinh tế - Economica Việt Nam.- Ông Trần Văn Hiếu, Đồng sáng lập, Phó giám đốc Công ty cổ phần Lagom Việt Nam, doanh nghiệp đã ghi dấu ấn trong lĩnh vực vật liệu “xanh” và kinh tế tuần hoàn.
Triển khai Nghị quyết số 06, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị và Quyết định số 891, ngày 22/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng vừa công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây được xem là bản quy hoạch mang tính khoa học và thực tiễn cao, phù hợp với tốc độ đô thị hóa rất nhanh của nước ta. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu như: Tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 đạt trên 50%, năm 2050 đạt 70% với số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 85%. Mức sống của người dân nông thôn gần với mức sống của khu vực đô thị… sẽ còn rất nhiều vấn đề đặt ra.
Dệt may, da giày là hai lĩnh vực được Bộ Công Thương Việt Nam và Tổ chức Sáng kiến và thương mại bền vững Hà Lan (IDH) lựa chọn để hỗ trợ phát triển bền vững. Tại buổi lễ ký kết “Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam” diễn ra hôm nay (26/09/2024), có 4 nội dung chính sẽ được triển khai trong thời gian 6 năm (giai đoạn 2024-2030) nhằm giảm thiểu dấu ấn môi trường của các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, biến đổi theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Trong đó, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xác định có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững và tăng trưởng xanh.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư. Đây được xem là cú hích tạo sức bật lớn giúp thúc đẩy tỉnh Đồng Nai phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Nhật Bản luôn được biết đến với tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều cửa tiệm đồ ăn thường sẽ đem bỏ đồ bán dư trong ngày, dù tất cả chỉ mới được chế biến vào buổi sáng. Điều này không may lại gây lãng phí lương thực thực phẩm, đồng thời ảnh hưởng tới môi trường vì lượng rác thải thực phẩm quá nhiều. Chính vì vậy, năm nay, thành phố Yo-ko-ha-ma tại Nhật Bản đã triển khai một dự án thử nghiệm mới để giải quyết tình trạng này. Đó chính là máy bán hàng tự động có tên Trạm Mục tiêu phát triển bền vững, nơi bán những loại bánh còn dư vào cuối ngày.
Đang phát
Live